=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Cục Trồng Trọt – Bộ NN&PTNT quyết định công nhận Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí là tiến bộ Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc Gia

LUAGAO - Năm 2012 Việt Nam vươn lên chiếm ngôi vị số một thế giới về xuất khẩu gạo với khối lượng 7,72 triệu tấn. Từ một đất nước nghèo, nền nông nghiệp lạc hậu, không đủ gạo ăn trong những năm đầu sau chiến tranh, chỉ sau vài thập niên ngắn ngủi Việt Nam đã vươn lên vị trí hàng đầu, vượt cả Thái Lan, Ấn Độ hay nhiều nước khác trong xuất khẩu gạo là một thành công rất lớn. Thành tích này có sự đóng góp to lớn của các nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật bên cạnh sự lao động cần cù sáng tạo của bà con nông dân.
Tuy nhiên, đứng ở một góc độ khác, cũng có những vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù chúng ta đã liên tục thành công trong việc tăng diện tích, tăng năng suất, tăng sản lượng để trở thành cường quốc xuất khẩu lúa gạo như hiện nay nhưng thu nhập của bà con nông dân ngày càng giảm, đất đai ngày càng bớt màu mỡ, môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV không đúng cách và còn quá nhiều trong quá trình thâm canh sản xuất.
Với tâm huyết, nguyện vọng được cống hiến cho người trồng lúa trong cả nước một giải pháp rất khoa học và thiết thực để tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống gia đình đồng thời góp phần bảo vệ mội trường thông qua việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng cách và hạn chế như mục tiêu của chương trình Ba Giảm – Ba Tăng đã đề ra. Gần mười năm qua Ban lãnh đạo cùng đội ngũ Cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lãnh vực nông nghiệp của công ty Hợp Trí đã nghiên cứu và ứng dụng thành công QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA HỢP TRÍ trên diện rộng ở tất cả các tỉnh ĐBSCL đến Miền Đông, Miền Trung và kể cả một số địa phương phía Bắc. Sau nhiều năm nghiên cứu và không ngừng cải tiến qua nhiều mùa vụ, nhiều vùng đất khác nhau, chúng tôi đã xây dựng nên một quy trình kỹ thuật thâm canh cây lúa có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trường và đã được Cục Trồng Trọt – Bộ NN&PTNT ra quyết định công nhận TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT cấp quốc gia theo Quyết định số 434/QĐ-TT-TCL ngày 23/9/2013. Đây là TBKHKT đầu tiên về quy trình cấp cho một công ty kinh doanh nông dược hiện nay.

Xem chi tiết tại:


Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

ACID HUMIC LÀ GÌ? LEONARDITE LÀ GÌ? THAN BÙN LÀ GÌ?

LUAGAO - Phân biệt Than Bùn và Leonardite
Axit Humic ở dạng muối humat giúp cây trồng chống stress, giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ, tăng sinh trưởng và năng suất do hấp thu dinh dưỡng thuận lợi hơn. Đặc biệt, Axit Humic còn có tác dụng cải tạo đất, kích thích hệ rễ phát triển, tăng khả năng hấp thu phân bón, tăng đề kháng, ít sâu bệnh, giảm thuốc BVTV và tăng chất lượng nông sản. Hiện nay,  Axit Humic được chiết xuất từ hai nguồn chính: phổ biến nhất trên thị trường là từ than bùn và quý hiếm nhấttừ mỏ Leonardite (trên thế giới chỉ có 1 vàicông ty sở hữu nguồn mỏ này).
Axit Humic được chiết xuất từ than bùn có niên đại chỉ khoảng 3 - 4 ngàn năm trở lại nên có hàm lượng Axit Humic thấp (dưới 70%), hiệu quả sinh học thấp và khả năng tăng năngsuất cây trồng không cao.
Ở kỷ nguyên băng hà cách đây rất lâu, xác sinh thực vật bị vùi chôn sâu dưới lòng đất phủ đầy băng tuyết hình thành nên các lớp trầm tích, mỏ địa chất, mỏ Leonardite ngày nay.
Axit Humic được chiết xuất từ mỏ địa chất Leonardite có niên đại hàng trăm triệu năm tuổi nên có hàm lượng Axit Humic đậm đặc (70%), tan nhanh, hiệu quả sinh học cao, giúp cây trồng phát triển vượt trội. Hiệu quả cao hơn hẳn so với Axit Humic từ nguồn than bùn.
HÀNH TRÌNH DẪN ĐẦU THỊ TRƯỜNG AXIT HUMIC CỦA HỢP TRÍ SUPER HUMIC
Với tình yêu đất và cây trồng vô tận, với mong muốn mang đến cho người Nông Dâncuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Tại Hợp Trí chúng tôi tự hào hợp tác và nghiên cứu phát triểnthành công sản phẩm HỢP TRÍ Super Humic từ mỏ Leonardite. Đó là bí quyết mang lại mùa màngbội thu cho Nông Dân.
Nguồn: hoptri.com

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Bộ trưởng Cao Đức Phát nói về tái cơ cấu nông nghiệp

LUAGAO - Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 25/8 trên VTV1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã trả lời nhiều vấn đề "nóng" đang được dư luận quan tâm như: Thông tin về gạo trộn hóa chất, hiện tượng nông dân trả ruộng, bỏ ruộng. Làm sao khắc phục hiện trạng được mùa, rớt giá? Cần làm gì để người dân sống được bằng nghề nông như cha ông từ bao đời nay?
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nói về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp vừa được thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, mục tiêu của đề án là làm cho ngành nông nghiệp có hiệu quả cao hơn, qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Cụ thể là đến năm 2020 phấn đấu để thu nhập bình quân của người nông dân gấp hơn 2,5 lần so với năm 2008.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Phải định nghĩa lại đất lúa

LUAGAO - "Giữ 3,8 triệu ha đất lúa là quyết định xơ cứng. Kể cả tôi cũng xin nhận khuyết điểm là đã từng xơ cứng khi nằm trong trường phái bảo vệ 3,8 triệu ha đất lúa. Bây giờ thực tiễn thay đổi rồi. Đất trồng lúa phải chuyển đổi thôi", nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (ảnh) đã có những chia sẻ rất tâm huyết với NNVN khi bàn về vấn đề chuyển đổi đất lúa.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

GIỚI THIỆU PHÂN BÓN LÁ CÓ NHIỀU ƯU ĐIỂM CHO CÂY LÚA



Phân bón lá Hợp Trí Casi

LUAGAO - Phân bón lá có công thức, dạng duy nhất trên thị trường, có rất nhiều ưu điểm, rất tốt cho Cây Lúa. LUAGAO giới thiệu khách quan đứng theo quan điểm kỹ thuật
THÀNH PHẦN 
CaO: 20%  -  SiO2: 5%
Phụ gia ...vừa đủ 1 lít

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Phận yểu của một "nữ hoàng"


LUAGAO - "Cơm tám ăn với chả chim/ Chồng đẹp, vợ đẹp những nhìn mà no". Tám xoan Hải Hậu (Nam Định), thứ thực phẩm cung tiến được ví von là nữ hoàng trong các loại gạo đặc sản Việt Nam, đang lâm vào cảnh yểu mệnh.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Lúa đỏ hồi sinh

LUAGAO - Sau một thời gian vắng bóng trên đồng ruộng ven cửa sông, đầm phá của huyện Quảng Điền (TT- Huế), giống lúa cho gạo đỏ đã hồi sinh. Tuy sản lượng ít nhưng lúa đỏ không phải dùng thuốc, chi phí đầu tư thấp, giá gạo cao đang hứa hẹn cho nông dân một mùa vụ mới bội thu.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Phân bón cho lúa vụ hè thu

LUAGAO - NHỮNG KHÁC BIỆT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU

ĐBSCL hiện có khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa, trong đó diện tích lúa 3 vụ/năm (ĐX, HT và TĐ) khoảng 600.000 ha, diện tích làm lúa 1 vụ/năm (chủ yếu ven biển) khoảng 100.000 ha và khoảng 1 triệu ha trồng 2 vụ lúa/năm với 2 vụ chính là ĐX và HT.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

ỐC BƯƠU VÀNG

LUAGAO - Ốc bươu vàng (OBV) là dịch hại ngoại lai, nguồn gốc từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985, thiệt hại ghi nhận đầu tiên vào năm 1994 tại Kiên Giang và TP.HCM. Đến nay, OBV đã lan tràn và gây hại nặng trên các vùng trồng lúa cả nước. OBV chỉ sống trong điều kiện nước ngọt, ruộng chua, phèn, độ pH < 4 hay độ mặn > 0,6% ốc không sống được. OBV gây hại bằng cách cắn đứt mạ từ khi sạ đến khoảng 20 ngày sau. Ruộng sạ hại nặng hơn ruộng cấy. OBV có tính đực, cái phân biệt, tỷ lệ đực/cái khoảng 3/7. Vòng đời (đẻ – bắt cặp – đẻ lại) khoảng 3 tháng, tuy nhiên ốc có thể sống tới 3 năm. Trứng được đẻ trên cao, ổ trứng có màu hồng tươi, khi sắp nở có màu hồng nhạt, 1 ổ có khoảng 150 – 300 trứng, tỷ lệ nở 90 – 95%. Trung bình 1 OBV cái có thể đẻ 500 – 1000 trứng/tháng. OBV sống và gây hại chủ yếu trong nước, tuy nhiên ốc cũng có thể sống trên cạn, trong điều kiện bất lợi (khô hạn) ốc vùi mình xuống đất từ 5 – 30 cm, khi có điều kiện thuận lợi (ruộng có nước) ốc trồi lên cắn phá trở lại. OBV có thể gây hại suốt ngày đêm, tuy nhiên thường gây hại chủ yếu vào chiều – tối. Thiên địch của OBV là kiến, chim, chuột, vịt, rắn, cá… và con người.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

ÁP dụng tiến bộ kỹ thuật hiệu quả


Lão nông Võ Văn Đỏ, "chuyên gia" SX lúa giống xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành rất hài lòng với TBKT của Hợp Trí

LUAGAO - “Thực sự chúng tôi rất đắn đo khi sử dụng quy trình kỹ thuật của Cty Hợp Trí cho toàn bộ diện tích lúa của trại giống Hòa Phú”, ThS Trịnh Hoàng Việt, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Long An chia sẻ.

"Ngả mũ bái phục"


Lý do đầu tiên khiến ông Việt e ngại bởi, năm nay trại Hòa Phú SX giống Nàng hoa 9, một giống lúa thơm chất lượng rất cao nhưng cũng rất mẫn cảm với các điều kiện bất lợi và sâu bệnh hại. Đây chỉ là một quy trình kỹ thuật chưa được công nhận là TBKT. Nhưng khi TTKN Long An áp dụng thì dưới con mắt người dân, quy trình đấy mặc nhiên đã được công nhận!


Tuy có e dè nhưng thực tế diễn ra trên 423,4 ha của 242 hộ SX cánh đồng mẫu lớn ở xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa vụ HT vừa mới thu hoạch đã thúc giục TTKN Long An tiếp tục sử dụng quy trình.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Giống lúa Việt ở châu Phi

LUAGAO - Vào năm 1966 tại Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) ở Philippines, giống lúa cao sản ngắn ngày đầu tiên được phóng thích. Vào những thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, nước ta chủ yếu trồng các giống lúa mùa địa phương truyền thống và giống lúa cao sản nhập nội từ IRRI. Tuy nhiên từ thập niên 80 trở về sau, các nhà khoa học VN đã lai tạo, chọn lọc, tạo ra những giống lúa cao sản phù hợp cho nhiều vùng sinh thái khác nhau ở trong nước. Những giống lúa này có mang gen di truyền từ nhiều vùng miền trên thế giới nên khả năng thích ứng rộng. Một số các giống lúa triển vọng này đang hiện diện tại châu Phi. Liberia và Sierra Leone Liberia và Sierra Leone là hai nước láng giềng ở vùng Tây Phi. Phía tây nam hai nước này giáp Đại Tây Dương. Những nước Tây Phi có thuận lợi là lượng mưa cao trong năm. Tại Liberia, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 4.320 mm. Đất ở đây tương tự như miền Đông Nam bộ của VN nhưng do lượng mưa nhiều nên đất xói mòn, tích tụ xuống vùng thấp hình thành những vùng đầm lầy bằng phẳng, có tiềm năng phát triển lúa nước. Ở Liberia cũng có những vùng đồng cỏ savanna có thể giữ nước mùa mưa trong năm trồng một vụ lúa thâm canh. Trên vùng đất phù sa đầm lầy tại Madina thuộc bang Grand Cape Mounth cách thủ độ Monrovia 150 km về hướng Tây Bắc, pH chua, 13 giống lúa đưa từ VN sang đã được trồng nghiên cứu. Những giống triển vọng nhất là OM6976, OM3536, OM8923. Các giống lúa VN trồng tại Liberia kéo dài thời gian sinh trưởng khoảng nửa tháng so với trồng ở VN. Giống N19 của Trung tâm Lúa gạo châu Phi (African Rice Center) cũng cho kết quả tốt, nhưng dài ngày hơn các giống của VN. Ở tại một điểm khác là trang trại Omega, cách trung tâm thủ đô Monrovia khoảng 30 km, những giống lúa cho kết quả triển vọng nhất là OM4900, OM3536 và OM5199. Trong khi đó Sierra Leone có đất đai, khí hậu thời tiết tương tự như Liberia. 50 giống lúa VN đã mang sang thử nghiệm. Giống lúa cho kết quả tốt nhất là OM2514.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Ấn tượng máy làm mạ khay

LUAGAO - Trong chuyến tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng chương trình nông thôn mới và triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vừa qua, cán bộ Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Phát triển nông thôn hết sức ấn tượng bởi cách làm mạ khay của nông dân nước này.

Dây chuyền làm mạ khay tại Triết Giang

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Gian nan tiêu thụ lúa gạo cuối năm

LUAGAO - Ngày 5/7, tại TP HCM, Bộ Công thương cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tổ chức hội nghị sơ kết XK gạo 6 tháng đầu năm và định hướng 6 tháng cuối năm 2012. Mối băn khoăn lớn tại Hội nghị là khả năng xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm và thu mua tạm trữ lúa hè thu ở ĐBSCL.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp

LUAGAO - Bắt đầu từ ngày 1/7/2012, ngoài được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đây là một trong những nội dung vừa được Chính phủ ban hành Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Nỗi lo trước vụ lúa hè thu 2012


LUAGAO - Vụ lúa HT 2012, ĐBSCL có kế hoạch xuống giống hơn 1,6 triệu ha. Nhiều vấn đề được các địa phương đặc biệt quan tâm là khô hạn, xâm nhập mặn, dịch bệnh và liên kết SX theo cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT