- Lúa Thu Đông-Mùa 2009: Cơ bản thu hoạch xong, còn một ít diện tích lúa Mùa ở giai đoạn đòng trổ-chín.
- Lúa ĐX 2009-2010: Toàn vùng xuống giống được 1.566.303 ha (khu vực ĐBSCL: 1.464.312 ha, khu vực Đông Nam Bộ: 101.991 ha). Bao gồm giai đoạn mạ (172.161 ha), đẻ nhánh (750.737 ha); đòng trổ (481.509 ha), chín (104.480 ha), thu hoạch (57.416 ha). Cũng theo báo cáo ngày thì tình hình bệnh đạo ôn phát triển như sau:
+ Bệnh đạo ôn lá:Toàn vùng có 98.996 ha lúa bị nhiễm bệnh (tăng 19.533 ha so với tuần trước) với tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 đến 10%, nơi cao >20% với diện tích 1.181 ha. Các tỉnh có bệnh xuất hiện như Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Trà Vinh…
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Toàn vùng có khoảng 2.179 ha nhiễm bệnh (gỉam 144 ha so với tuần trước), với tỷ lệ bệnh 5-10%. Bệnh xuất hiện ở các tỉnh Bạc Liêu, Long An, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Đồng Nai.
Theo dự báo của Trung tâm BVTV phía nam thì tình hình Bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh phát triển gây hại trên diện rộng ở hầu hết các tỉnh trong vùng và có khả năng gây hại nặng đối với những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm (Jasmine, VD 20, HĐ 1, OM 2514...). Bà con Nông dân phải thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá và xử lý kịp thời bằng thuốc đặc trị, phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trổ; khi ruộng đã bị nhiễm bệnh cần giữ nước tốt trên ruộng, không bón phân hoặc phun phân bón lá.
Để giúp bà con hiểu hơn về bệnh đạo ôn, đặc điểm phát sinh phát triển, dấu hiệu nhận biết. Hôm nay tôi xin trình bày đôi nét về bệnh đạo ôn và một số biện pháp phòng trị để bà con chủ động đối phó; nâng cao năng suất chất lượng.
Người ta phân làm hai loại bệnh đạo ôn: đạo ôn lá (tác hại trên lá) và đạo ôn cổ bông (tác hại trên bông)
1. Tác nhân và triệu chứng gây bệnh.
· Nguyên nhân: Do nấm Pirycularia oryzae gây ra.
· Bệnh gây hại trên tất cả bộ phận của cây Lúa: lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt.
Hình 1: Triệu chứng ban đầu xuất hiện trên lá là những vết châm kim
Hình 2: Triệu chứng điển hình trên giống nhiễm nặng những vết hình mắt én
Hình 3: Triệu chứng bệnh trên cổ bông
2. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh.
· Phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ do đó bệnh phát triển thất thường, bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ đến khi trỗ chín
· Điều kiện thời tiết: bệnh hại nặng vào lúc trời mát, ẩm, có sương mù, gió mạnh.
· Ảnh hưởng bởi phân bón: bón nhiều N bệnh nặng, bón P hạn chế được bệnh (ở vùng phèn), bón K tuỳ thuộc vào lượng N.
· Ảnh hưởng của giống: ở ruộng trồng giống nhiễm, điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh phát triển nặng.
· Ở những vùng lúa bị hạn, ở những vùng trồng lúa nương, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn, sương mù thì bệnh cũng phát triển và gây hại rất nặng.
3. Biện pháp phòng trừ
· Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm.
· Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư sau khi thu hoạch, cày vùi.
· Sử dụng phân bón cân đối hợp lý.
· Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh.
· Theo dõi diễn biến của bệnh, đặc biệt chú ý các giống nhiễm. Khi bệnh phát sinh nên cho thêm nước vào ruộng, ngưng bón phân đạm, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng, phun các loại thuốc đặc trị bệnh.
· Dùng các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn
Hiện tại trên thị trường có nhiều hoạt chất đặc trị bệnh đạo ôn, và nhiều tên thương mại khác nhau. Hôm nay tôi xin giới thiệu với bà con một sản phẩm thuốc rất hiệu quả phòng trị đạo ôn, đó là TRIZOLE của Công ty CP BVTV SAIGON.
- TRIZOLE có ba dạng 20WP; 75WP; 75WDG; có hoạt chất là Tricycrazole chuyên trị đạo ôn cổ bông; và cũng trị được đạo ôn lá. Thuốc hấp thu qua lá và lưu dẫn vào cây nên vừa phòng bệnh và vừa trị bệnh.
- Liều lượng và cách thức sử dụng bà con đọc kỹ trên nhãn thuốc.
- TRIZOLE hiện có bán tại hầu hết các Đại lý trên toàn quốc.
- Ngoài ra một sô thuốc để phòng và trị đạo ôn bà con có thể phun xịt như Kisaigon 50ND; Lúa Vàng 20WP; Pysaigon 50WP,…
- Mọi vấn đề về kỹ thuật vui lòng liên hệ: Nguyễn Chí Công – Phòng Quảng Bá, Công ty CP BVTV SAIGON, DTDD: 0902 339 006.
Chúc thành công!
NHƯ LỜI ANH ĐÃ NÓI THÌ ANH CHO EM HỎI MỘT CHUYỆN LÀ TẠI SAO KHI ĐẠO ÔN XUẤT HIỆN THÌ CHÚNG TA LẠI CHO NƯỚC VÀO RUỘNG ? MONG CÂU TRẢ LỜI SỚM NHẤT CỦA ANH !
Trả lờiXóaTình trạng khô hạn gây thiếu nước trên ruộng khiến cây sinh trưởng kém, mất khả năng chống chọi nên bệnh xảy ra nặng. Vì vậy khi bệnh rảy ra đưa nước vào để tăng khả năng sinh trưởng, chống chịu lại bệnh
Trả lờiXóaVào blog của bạn mình lại nhớ đồng quê quá
Trả lờiXóaFrom: bao ve
Khi ruộng khô sẽ kích thích cây lúa tạo ra nhiều đạm amon, nấm Pyricularia oryzae sẽ sử dụng đạm này để phát triển, do đó cần cho nước vào để hạn chế cây lúa sinh ra đạm amon.
Trả lờiXóa