=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2009

CÁC BỆNH VÀNG LÁ TRÊN CÂY LÚA

I. Bệnh vàng lá do vi khuẩn
1) Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng
· Đồng đều khắp ruộng.
· Lây lan rất nhanh
2) Tình trạng ruộng lúa
· Ruộng có nhiều nước
· Bệnh nặng trong mùa mưa.
· Xuất hiện từ 15 đến 30 ngày sau khi sạ trên ruộng có nhiều nước.
· Nơi trũng bị nặng hơn.
· Lây lan rất nhanh.
3) Những triệu chứng của bệnh
3.1) Lá non
Có thể bị nhiễm bệnh như lá già
3.2) Lá già
- Chóp lá ngã màu vàng cam, xỉn màu và lan dần xuống dưới.
- Trên phần lá ngã màu vàng có các vệt màu nâu sậm chạy dọc theo gân lá.
- Bệnh nặng làm cho lá bị cháy khô.
3.3) Đốm vết trên lá
Trên phần lá ngã màu vàng, có các vệt màu nâu sậm chạy dọc theo gân lá
3.4) Bẹ lá lúa
bình thường
3.5) Chiều cao bụi lúa
Bình thường
3.6) Số chồi trong bụi
Bình thường
3.7) Gốc bụi lúa
Chết lá chân nhiều
3.8) Bông lúa
Bông bị lép nhiều (nếu bệnh nặng)
3.9) Rễ lúa
Bình thường
4) Tác nhân gây bệnh
· Vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra.
· Vi khuẩn lây lan theo nước mưa và nước trong ruộng
5) Cách phòng chống
· Không để nước quá cao trong ruộng.
· Không bón thừa phân đạm.
6) Cách chữa trị
· Rút bớt nước trong ruộng còn 2-3 cm.
· Pha nước vôi 10%, lấy nước trong để phun lên lá lúa. Có thể dùng MX-ĐỘ PH (90% CaO phun xịt cho tiện lợi)
· Phun ít nhứt 2 lần cách nhau 4-5 ngày
II. Bệnh vàng lá chín sớm
1) Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng
Đều khắp ruộng
2) Tình trạng ruộng lúa
Chỉ xảy ra ở giai đoạn từ 50 ngày sau khi sạ trở về sau.
3) Những triệu chứng của bệnh
3.1) Lá non
không có
3.2) Lá già
- Trên lá, vết bệnh bắt đầu từ một điểm rồi lớn dần thành vết bầu dục.
- Từ vết nầy sọc vàng lan từ dưới lên trên ngọn lá tạo thành vệt có màu vàng cam, hơi ngã sang đỏ.
- Bệnh phát triển rất nhanh sau khi lúa trổ bông trở về sau.
- Nếu bệnh xuất hiện sớm, bệnh sẽ phát triển rất nặng và có thể làm cháy khô lá lúa trước khi thu hoạch.
3.3) Đốm vết trên lá
Có đốm nâu hoặc bạc trắng bênh dưới các vệt vàng trên lá
3.4) Bẹ lá lúa
bình thường
3.5) Chiều cao bụi lúa
Bình thường
3.6) Số chồi trong bụi
Bình thường
3.7) Gốc bụi lúa
Bình thường
3.8) Bông lúa
Nếu bệnh xuất hiện sớm và nặng, bông lúa bị lép và lửng nhiều
3.9) Rễ lúa
Bình thường
4) Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Gonatophragmium sp. (Deighton) gây ra
5) Cách phòng chống
· Sạ thưa (100 kg/ha)
· Bón phân theo nhu cầu cây lúa (dùng bảng so màu lá)
Nếu áp dụng đúng đắn hai biện pháp trên, bệnh xuất hiện muộn và không gây thất thu năng suất.
6) Cách chữa trị
· Các thuốc có hiệu quả: propiconazole (Tilt super), thiophanate methyl (Topsin-M, Topan), carbendazime (Carban), hexaconazol (Anvil).
· Phun một trong các loại thuốc trên, 2 lần trong vụ lúa vào các thời điểm:
o 5-7 ngày trước khi trổ bông
o 7 -10 ngày sau khi trổ bông.
III. Bệnh vàng lá do nhiễm nhiều bệnh
1) Mức độ xuất hiện trên đồng ruộng
Bệnh xuất hiện rải rác trên ruộng
2) Tình trạng ruộng lúa
· Ruộng có nước.
· Thường xuất hiện từ 20 ngày sau khi gieo sạ trở về sau.
3) Những triệu chứng của bệnh
3.1) Lá non
không có
3.2) Lá già
Lá có thể ngã màu vàng xỉn màu hoặc màu vàng cam. Trong khi đó vẫn có những lá vẫn còn giữ màu xanh và có triệu chứng vặn xoắn hoặc rách lá
3.3) Đốm vết trên lá
Có thể có những đốm nhỏ màu nâu
3.4) Bẹ lá lúa
Bình thường hoặc có thể có màu nâu
3.5) Chiều cao bụi lúa
- Thường buội lúa lùn hơn bình thường.
- Chồi có thêm triệu chứng vàng lùn hoặc lùn xoắn lá sẽ lùn nhiều hơn các chồi khác trong bụi
3.6) Số chồi trong bụi
Số chồi lúa trên bụi thường kém hơn bình thường
3.7) Gốc bụi lúa
Bình thường
3.8) Bông lúa
Bụi lúa không trổ được
3.9) Rễ lúa
- Thúi đen (do ngộ độc vì acid hữu cơ) hoặc vàng quéo (do ngộ độc vì phèn.- Cũng có thể vừa thúi đen vừa bị vàng quéo
4) Tác nhân gây bệnh
· Bệnh do buội lúa bị ngộ độc chất hữu cơ vừa bị nhiễm 2 vi rút RGSV (dòng 2) và RRSV cùng lúc.
· Bệnh vừa do làm đất cập rập nên rơm rạ thúi trong điều kiện ngập nước nên gây ra thúi rễ lúa, đồng thời lúa còn bị rầy nâu truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
· Bệnh còn có thể do ngộ độc hữu cơ (rễ thúi đen) vừa bị ngộ độc phèn (rễ vàng) vừa nhiễm một trong hai bệnh vàng lùn hoặc lùn xoắn lá.
5) Cách phòng chống
· Cần làm đất sớm trước khi xuống giống 15 đến 20 ngày để tránh ngộ độc vì acid hữu cơ.
· Nếu ruộng có phèn, cần đánh rảnh phèn trong ruộng để thường xuyên xã phèn.
· Ngừa rầy nâu bằng biện pháp xuống giống đồng loạt và theo lịch né rầy.
· Trước khi gieo sạ nên xử lý hạt lúa vừa nẩy mầm với thuốc Cruiser-plus hoặc Gaucho.
6) Cách chữa trị
· Bệnh do virus nên không có thuốc trị bịnh.
· Tuy nhiên gây hại cho cả ruộng lúa có thể là rễ lúa bị thúi do các acid hữu cơ tích tụ trong đất. Cũng có tình trạng rễ lúa bị phèn gây hại. Nếu cải thiện tốt điều kiện đất thì sẽ cứu được phần lớn buội lúa không bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Do đó nên tháo nước ra khỏi ruộng, đánh rảnh để nước độc tháo ra thật hết. Rải 20 Kg vôi bột cho 1.000 m2 ruộng. Sau đó đưa nước tốt từ kinh rạch vào.
· Có thể phun thêm các loại phân bón lá có hàm lượng P cao như Hydrophos, hoặc các loại phân bón lá có thể kích thích giúp cây lúa khỏe để tăng cường sức đề kháng của cây lúa hầu vượt qua bệnh.

NGUYỄN CHÍ CÔNG – Tổng hợp từ http://www.caylua.vn/

10 nhận xét:

  1. quá hay! wá chi tiết.thank u! bài kiểm tra của mìh đc 10điểm về phần này lun đó!

    Trả lờiXóa
  2. co ai biet ve cach tri vang la o cay lua moi 1 tuan tuoi ko?

    Trả lờiXóa
  3. Lúa 1 tuần tuổi, bị vàng thì chỉ do bị ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ thôi. Cách nhận biết là nhổ cây lúa, quan sát rể thấy rể đen, có mùi hôi

    Cách trị: rút nước, thay nước mới. Bón Super lân, hoặc phun các phân bón lá có hàm lượng lân cao(Hydorophos), vài ngày sau nhổ lúa lên, thấy rễ trắng ra thì bón phân Đạm, DAP bình thường để lúa phục hồi
    Không được bón N, DAP và các phân có chứa N, vì gây lãng phí và ảnh hưởng tới lúa khi lúa chưa ra rễ trắng

    Mọi người nhận xét, xin để lại Email để nhận trả lời nhanh nhất
    Thân chào!

    Trả lờiXóa
  4. Nói lúa 1 tuần tuổi, bị vàng. tui xin bổ sung thêm tí: nếu lúa vàng từ lá già trước thì thiếu đạm. quan sát kỹ khi thấy vàng ở mô lá nhưng gân lá vẫn xanh thì cây lúa thiếu magie (Mg). khi thấy toàn bộ lá hơi vàng chóp mà lá vàng đỏ, nhổ rễ bị đen không có mùi hôi thì cây lúa ngộ độc phèn (nếu ở giai đoạn lúa sắp chổ thì dễ phát hiện nhất là ở chóp lá vàng hơi đỏ, thường làm giảm năng suất khi không khắc phục được kịp thời). còn khi nhổ rễ nghe mùi hôi thì ngộ độc hữu cơ. Cách khắc phục tương tự như bạn Nguyễn Chí Công, nhưng nên phun loại phân có chứa gốc P hoặc Ca qua lá. Kien Soc Trang.

    Trả lờiXóa
  5. xem qua cách phân tích của mấy anh thấy rất tỉ mỹ và hay nữa. em muốn hỏi anh công về bệnh bạc lá vi khuẩn, hiện nay bệnh bạc lá vi khuẩn bón voi hầu như không có tác dụng nữa, càng phun thuốc lúa càng bị nặng hơn vậy có còn cách nào phòng trị không anh. lê văn tại ĐH NÔNG LÂM TPHCM.(em nghe thầy kim khen anh nhiều lắm).

    Trả lờiXóa
  6. Em có phải Lê Văn trên FB không?
    Bệnh bạc lá vi khuẩn (theo như cách em nói là em định dạng được bệnh rồi). Nhưng Anh cũng muốn nói sơ sơ để em có định dạng chính xác hơn nếu như không phải nhé!
    + Triệu chứng: Xuất hiện ở mép lá, cháy dọc mép lá từ dầu chóp lá cháy xuống, vì thế mà còn gọi là "cháy bìa lá" (khác cháy lá - đạo ôn nhé). Vết bệnh tạo thành các sọc như giọt dầu từ mép lá gần đỉnh, phát triển dần theo cả chiều dài và chiều rộng tạo ra vết cháy ở mép và đỉnh lá, màu vàng xám nhạt. Giữa vết cháy và phần còn lại có ranh giới rõ ràng là một đường nâu sẫm. Biểu hiện của vết bệnh tùy thuộc vào tính nhiễm của giống. Sáng sớm nếu quan sát mặt dưới của lá có các giọt dịch tiết ra. Bi nặng bông lúa sẽ lép nhiều
    + Tác nhân: Xanthomonas oryzae gây ra
    + Điều kiện phát triển:
    - Phát triển từ đẻ nhánh - chín
    - Hè thu bệnh xuất hiện nhiều hơn D9X vì mưa nhiều, ẩm ướt, sương mù và độ ẩm không khí cao
    - Bệnh phát sinh ở vùng trũng, bị ngập, nhiều cỏ dại
    - Bòn phân N không cân đối cũng là điều kiện phát triển
    + Phòng trừ:
    - Dùng giống kháng, xử lý hạt giống trước khi gieo
    - Gieo sạ vụ Hè thu sớm, tránh lúa đòng trỗ gặp mưa
    - Tăng cường phân hữu cơ, bón cân đối N, không bón thúc muộn
    - Bón vôi, hay hòa nước Vôi để phun theo anh không phải là biện pháp hữu hiệu. Em phải tuân thủ kỹ thuật canh tác như trên, kết hợp với sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn.
    Em là SV nhưng nói rất đúng.Là càng phun thuốc lúa càng bị nặng hơn, thật ra các loại thuốc đặc trị bạc lá hiện tại trên thi trường, đa số là thuốc kháng sinh, nếu lúa bị nhiễm thì khi phun, sẽ không giúp lá lúa phục hồi, mà lá lúa bị nhiễm sẽ khô đi (nhưng vẫn ngăn chặn bệnh cho các lá chưa bị nhiễm). Như vậy thì chưa đạt yêu cầu theo mong muốn đúng không Em?
    Một sản phẩm hữu cơ của Cty Hợp Trí (phân phối cho Citrex của USA) tên là Agri-Life 100SL. Xịt vào sẽ giúp phục hồi lá bị nhiễm. Không phải Anh làm cty này a quảng cáo. Chứ ưu điểm nó là vậy. Giá cả cũng không rẻ như sản phẩm khác đâu. Em xem leaflet a gởi nhé!

    Trả lờiXóa
  7. cho minh hỏi tại sao lá lúa xanh tốt ko bị vi khuẩn nhưng khi trổ đến gần công trái me thì lại bị bệnh lép vàng? trong khi dó ruông kế bênh thì thấy cháy bì lá (bạc lá) nhiều nhưng kgi trổ đến công trái me thì ít lép vàng thậm chí ko có.khó hiểu quá !!!!!!

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Chí Công đc đó nhỉ? Chúc Công mọi thành công trong công việc và cuộc sống nhé.!
    Thân chào!
    Đồng nghiệp cũ VTuấn ADC.!

    Trả lờiXóa
  9. hay lắm anh ơi.
    Cho em hởi thêm,trong thời gian gần đây cây lúa thường có hiện tượng bệnh lép vàng vào giai đoạn trổ,còn giai đoạn lúa nhỏ thì khg có bệnh gì hết.
    Cho em hởi nguyên nhân đó là như thế nào vậy

    Trả lờiXóa

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT