=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

ỐC BƯƠU VÀNG

LUAGAO - Ốc bươu vàng (OBV) là dịch hại ngoại lai, nguồn gốc từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985, thiệt hại ghi nhận đầu tiên vào năm 1994 tại Kiên Giang và TP.HCM. Đến nay, OBV đã lan tràn và gây hại nặng trên các vùng trồng lúa cả nước. OBV chỉ sống trong điều kiện nước ngọt, ruộng chua, phèn, độ pH < 4 hay độ mặn > 0,6% ốc không sống được. OBV gây hại bằng cách cắn đứt mạ từ khi sạ đến khoảng 20 ngày sau. Ruộng sạ hại nặng hơn ruộng cấy. OBV có tính đực, cái phân biệt, tỷ lệ đực/cái khoảng 3/7. Vòng đời (đẻ – bắt cặp – đẻ lại) khoảng 3 tháng, tuy nhiên ốc có thể sống tới 3 năm. Trứng được đẻ trên cao, ổ trứng có màu hồng tươi, khi sắp nở có màu hồng nhạt, 1 ổ có khoảng 150 – 300 trứng, tỷ lệ nở 90 – 95%. Trung bình 1 OBV cái có thể đẻ 500 – 1000 trứng/tháng. OBV sống và gây hại chủ yếu trong nước, tuy nhiên ốc cũng có thể sống trên cạn, trong điều kiện bất lợi (khô hạn) ốc vùi mình xuống đất từ 5 – 30 cm, khi có điều kiện thuận lợi (ruộng có nước) ốc trồi lên cắn phá trở lại. OBV có thể gây hại suốt ngày đêm, tuy nhiên thường gây hại chủ yếu vào chiều – tối. Thiên địch của OBV là kiến, chim, chuột, vịt, rắn, cá… và con người.

Để trừ ốc hiệu quả lâu dài, cần thiết phải áp dụng nhiều biện pháp mang tính tổng hợp chứ không dựa vào một vài biện pháp riêng lẻ và cần phải làm sớm từ đầu vụ, làm liên tục, rộng khắp. Các biện pháp bao gồm:

1. Đặt lưới mắt cáo bằng kim loại hay bằng lưới nylon hay bằng tre nứa ở cống, bọng dẫn nước để ngăn chận ốc lây lan đồng thời dễ thu gom. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.

2. Bắt ốc bằng tay. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ đến 2, 3 tuần sau, nên làm lúc sáng sớm hay chiều mát. Ốc thu gom có thể dùng để ăn hay bán cho các trại nuôi vịt, nuôi cá bè, nuôi tôm, hay làm phân bón.

3. Vét rãnh trên ruộngđể khi tháo nước, ốc gom xuống rãnh dễ thu gom.

4. Cắm cọcrải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom trứng bằng tay.

5. Thả vịt ăn ốc: Sau thu hoạch thả vịt ăn ốc để hạn chế mật số ốc lứa sau.

6. Ở nhiều nơi nông dân có kinh nghiệm không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, để hạn chế OBV di chuyển và gây hại. Giai đoạn chuẩn bị làm đất nếu cày bừa kỷ, cày sâu thì có thể diệt được OBV nằm vùi dưới ruộng. Ở nhiều nơi sau khi thu hoạch, bà con cày lật ngay để hạn chế OBV lứa sau.

7. Cho nước vào ruộng sớm (trước khi sạ)để nhử ốc trồi lên, sau đó cày diệt ốc.

8. Ở nhiều nơi bà con còn dùng cây xương rồng, cành lá đu đủ, lá thầu dầu, lá mướp, xơ mít, thân lá khoai mì … chặt thả xuống nước, nhựa cây dẫn dụ ốc làm ốc say, nổi lên mực nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng hơn.

9. Sử dụng thuốc đặc trị Ốc Bươu Vàng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT