=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Thứ Ba, 29 tháng 4, 2008

KỸ THUẬT GIEO CẤY GIỐNG LÚA LAI 2 DÒNG VIỆT NAM TH3-3

1. Một số đặc điểm của giống
Là giống lúa lai ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng tốt, gieo cấy được cả 2 vụ, thời gian sinh trưởng:
+ Vụ xuân muộn: 115 – 120 ngày
+ Vụ mùa sớm: 105 – 110 ngày
Chiều cao cây: 90 – 95 cm, đẻ nhánh trung bình, bản lá rộng, hơi mỏng, xanh sáng.
Chịu rét khá trong giai đoạn mạ, chống đổ khá, nhiễm nhẹ các bệnh khô vằn, bạc lá, không bị đạo ôn. Thích hợp chân đất vàn, chịu thâm canh khá, chịu hạn khá.
Bông to, hạt dài, xếp, sít, khối lượng 1.000 hạt 24 – 26 g. Năng suất: 70 – 80 tạ/ha. Hạt gạo trong, tỷ lệ gạo xát cao 69 – 71 % thóc, hạt dài trên 7 mm, hàm lượng amylose 21,43 %, cơm ngon trắng, mềm, vị đậm.
2. Kỹ thuật gieo cấy
2.1. Kỹ thuật làm mạ
- Ngâm ủ: thóc ngâm 24 – 30 h, khi ngâm xử lý trừ nấm bệnh bằng nước nóng 540C (3 sôi, 2 lạnh) hoặc bằng hóa chất trừ nấm như farizan, nước vôi trong…Ngâm bằng nước sạch, cứ 6 h thay nước một lần để tránh chua. Khi hạt giống no nước, đãi sạch để ráo nước và ủ trong thúng, rá, hoặc bao vải đến khi bật mầm, ra rễ thì gieo.
- Thời vụ gieo: vụ xuân muộn: 1 – 20/2; vụ mùa có thể gieo mùa sớm, mùa trung, hoặc mùa muộn đều được
- Lượng giống gieo: 1 kg thóc khô (1,4 kg mầm gieo trên 45 – 50 m2 mặt luống để cấy cho một sào bắc bộ, có thể gieo mạ sân, mà dầy xúc, mạ khay nhựa mềm (mạ ném). Nếu làm mạ được nên gieo thưa, chăm sóc tốt cho đẻ nhánh ngay trên ruộng mạ nhằm tiết kiệm hạt giống, đảm bảo cho mạ khỏe, to gan đanh dảnh, có thể gieo thẳng.
- Đất mạ: cày bừa nhuyễn, sạch cỏ dại, tưới tiêu chủ động, độ phì cao, bón nhiều phân chuồng cho đất tươi xốp
- Bón phân cho mạ:
Loại phân
1 sào 360 m2
1 ha
Phân chuồng
360 kg
10.000 kg
Lân supe
18 kg
500 kg
Đạm ure
6 kg
160 kg
Kali
4 kg
110 kg
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng + lân + 50 % ure + 50 % kali.
+ Bón thúc lần 1: khi mạ được 2,0 – 2,5 lá, bón 40 % ure + 50 % kali
Bón tiễn chân: trước khi cấy 3 – 4 ngày, bón 10 % đạm còn lại
- Làm luống mạ: luống rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 30 cm. Mặt luống phẳng, khi gieo không có vũng nước trên mặt.
- Chăm sóc mạ: gieo xong nước phải cạn, khi mạ mọc cao 2 – 3 cm (3 – 4 ngày sau gieo) tưới nước tràn mặt luống, giữ mức nước 1 – 2 cm trên mặt luống. Khi mạ có 2 – 2,5 lá phun thuốc kích thích đẻ nhánh (nếu có). Thường xuyên theo dõi sinh trưởng phát triển của mạ để có biện pháp chăm sóc và trừ sâu bệnh kịp thời
2. Kỹ thuật cấy, bón phân, chăm sóc
- Tuổi mạ: 1) Vụ xuân nếu mạ dược thì cấy khi mạ có từ 5 – 5,5 lá; nếu mạ sân, dầy xúc, mạ ném…thì cấy sau khi gieo 15 – 18 ngày. 2) Vụ mùa: cấy khi mạ được 18 – 20 ngày
- Mật độ cấy: 40 – 45 khóm/m2
- Số dảnh cấy: 2 – 3 dảnh/khóm
- Chuẩn bị ruộng cấy: ruộng cấy phải san phẳng, sạch cỏ dại, cày bừa nhuyễn, bón đủ phân lót, giữ lớp nước nông 5 – 7 cm
- Kỹ thuật cấy: cấy nông 2 – 3 cm, mạ nhổ đến đâu cấy đến đó, không làm mạ dập nát, không buộc mạ bằng dây cứng.
- Phân bón: nên dùng phân hỗn hợp NPK 16-16-8 (sản xuất trong nước hay nhập nội). Lượng dùng: 500 – 600 kg/ha bón lót toàn bộ trước khi cấy. Sau cấy 6 – 10 ngày bón thúc thêm 50 – 60 kg urê/ha. Khi lúa trỗ báo, bón thúc 60 – 80 kg sunphat kali (hoặc KCL)/ha. Nếu phân đơn cần bón theo tỷ lệ N:P:K = 1:1:1 hoặc 1: 0,75:1 với 80 – 100 kgN/ha (vụ mùa); 100 – 150 kgN/ha (vụ xuân) + phân chuồng: 10 tấn/ha; nếu đất chua phải bón vôi.
- Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 50 % N + 50 % K
+ Thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh): sau khi cấy 5 – 10 ngày, lượng bón: 30 % N
+ Bón nuôi đòng: trước khi trỗ 15 ngày, lượng bón 20 % N + 2 kg K
+ Có thể phun phân qua lá để tăng sức đề kháng và tăng độ mẩy hạt.
- Chăm sóc:
+ Cấy xong, giữ lớp nước 5 – 7 cm trên mặt khi lúa đẻ đủ số nhánh, rút nước phơi ruộng để nẻ chân chim, sau đó tưới bình thường
+ Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời./.
***
GIỐNG LÚA LAI PAC 807 & HR 641
· Thời gian sinh trưởng ngắn (85 - 95 ngày)
· Năng suất cao, thâm canh tốt đạt 10 – 11 tấn/ha.
· Hạt gạo dài, không bạc bụng.
· Chống chịu tốt rầy nâu, vàng lùn, đạo ôn.
Được bình chọn thương hiệu “Bạn Nhà Nông” 2004, 2005 & 2006.
KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG LÚA LAI F1 PAC 807 & HR 641
1. Đặc tính giống:
- Là hai giống lúa lai. Giống PACIFIC 807 có nguồn gốc Ấn Độ, giống HR 641 do Công ty lai tạo
- Thấp cây 85 - 95 cm, chống đổ ngã tốt, đẻ nhánh khỏe, bông to, đạt 160 - 170hạt chắc/ bông, trọng lượng 1000 hạt (P1000) 24 gam.
- Hạt gạo nhỏ, dài, không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cơm nở mềm, ngon.
- Có thể trồng được quanh năm, thời gian sinh trưởng: 85 - 95 ngày (tùy theo thời vụ và vùng gieo xạ).
- Chống chịu tốt bệnh đạo ôn, rầy nâu vàng bệnh vàng lùn xoắn lá. Năng suất 7 - 8 tấn/ha, cao hơn lúa thuần 10 - 15% (nếu thâm canh tốt có thể đạt 10 - 11 tấn/ha).
2. Ngâm ủ giống:
- Lượng giống cần cho 1 ha cấy 18 - 20 kg, lúa sạ 35 - 40 kg.
- Chú ý ngâm ủ thật cẩn thận. Ngâm 15 giờ, thay nước 1 - 2 lầnsau đó vớt ra rửa sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ (vụ HT), 36 giờ (vụ ĐX) ở nhiệt độ 30 – 35 0 C. Không ủ lớp quá dày, nền phải thoát nước tốt. Rửa nước sạch, xả chua sau mỗi 8 giờ/lần. Hạt vừa nứt nanh là gieo, cần giữ hạt ráo nước vỏ để hạt rớt đều.
3. Gieo mạ:
- Lên luống mạ rộng 1,2 - 1,5 m, bằng phẳng, ráo nước. Gieo với mật độ 1kg/ 20m2. Phun thuốc cỏ Sofit rồi giữ ruộng ẩm, không bị ngập nước để cây mạ mọc khỏe, cứng cây.
- Bón phân ruộng mạ: lượng phân dùng cho 1000m2 mạ là 20kg DAP + 8kg Urea + 5kg KCl. Bón làm 3 lần:
+ Bón lót trước khi gieo 20kg DAP.
+ Bón thúc 8 ngày sau gieo (NSG): 5kg Urea + 5kg KCl.
+ Bón tiễn chân mạ trước khi nhổ cấy 3 - 4 ngày: 3kg Urea.
4. Cấy và chăm sóc ruộng cấy:
- Khoảng cách cấy: tùy thời vụ, độ phì đất, khoảng cách cấy trung bình 20cm x 20cm, 1 - 2 tép/ 1 bụi.
- Tuổi mạ: vùng đồng bằng cấy khi mạ được 18 - 20 ngày tuổi, Tây Nguyên cấy khi mạ được 25 -28 ngày tuổi.
- Bón phân: lượng phân dùng cho 1 ha 500kg vôi tôi bón sớm trước khi cày hoặc xới đất, 5 tấn phân chuồng hoai bón lót trước khi cấy và phân hóa học: 200kg DAP + 180kg Urea + 180kg KCl chia ra bón như sau:
+ Bón lót : 200kg DAP cùng với phân chuồng.
+ Bón thúc 1 : 80kg Urea + 50kg KCl, bón lúc 08 - 10 ngày sau khi cấy.
+ Bón thúc 2 : 60kg Urea + 70kg KCl, bón lúc 18 - 20 ngày sau khi cấy.
+ Bón thúc 3 : 40kg Urea + 60kg KCl, bón lúc 30 - 35 ngày sau khi cấy.
5. Sạ và bón phân ruộng sạ:
- Nên xạ theo hàng vừ tốn ít giống, vừa dễ chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh hiệu quả cao.
- Lượng phân và cách bón cho ruông sạ như sau:
+ Bón lót trước khi sạ: 200kg DAP và phân chuồng hoai.
+ Bón thúc lần 1 (08 - 10 ngày sau sạ): 40kg Urea + 40kg KCl.
+ Bón thúc lần 2 (18 - 20 ngày sau sạ): 80kg Urea + 60kg KCl.
+ Bón thúc lần 3 (30 - 32 ngày sau sạ): 40kg Urea + 30kg KCl.
+ Bón thúc lần 4 (45 - 50 ngày sau sạ): 20kg Urea + 50kg KCl.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
- Chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh thông thường theo phương pháp IPM và ICM.
7. Tưới tiêu:
- Với lúa cấy: cần duy trì lớp nước ổn định khoảng 5cm (3 - 7 cm).
- Với lúa sạ: sau sạ 5 - 7 ngày, cho nước vào lấp sấp mặt ruộng rồi tăng dần theo chiều cao cây mạ đến mức nước ổn định khoảng 5cm.
- Khi lúa chín vàng đuôi thì rút cạn nước để tiện việc thu hoạch.
8. Thu hoạch:
- Khi lúa chín vàng đuôi thì rút cạn nước để tiện việc thu hoạch.
* Ghi chú: Vì là hạt giống lai bà con không tự để giống cho vụ sau.
***
HÃY TRỒNG GIỐNG LÚA LAI
BÁC ƯU 64 & BÁC ƯU 903
· Thời gian sinh trưởng: Bác ưu 64 (115 - 120 ngày); Bác ưu 903 (115 - 125 ngày)
· Thích hợp vụ mùa, thích ứng rộng.
· Đẻ nhánh khỏe, khóm gọn, lá đứng, xanh bền.
· Thân cứng,chống đỗ ngã tốt, gạo trong, ngon cơm.
· Năng suất/ ha: trung bình 6 - 7 tấn, thâm canh tốt đạt 9 - 10 tấn.
Được bình chọn thương hiệu “Bạn Nhà Nông” 2004, 2005 & 2006.
***
KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG LÚA LAI F1
BÁC ƯU 64 & BÁC ƯU 903
1. Nguồn gốc:
- Bác ưu 903 (Bác ưu quế 99) là giống lai được tạo ra từ cặp lai Bác A x Quế 99.
- Bác ưu 64 là giống lai được tạo ra từ cặp lai Bác A x Trắc 64.
2. Đặc tính giống:
- Bác ưu 64 và 903 là giống có tính cảm quang nhẹ, thích hợp gieo cấy vụ mùa. Khả năng thích ứng rộng, được trồng phổ biến tại các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình,... vụ mùa trên chân đất Mộc Tuyền, Bao Thai ở các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Thời gian sinh trưởng BƯ 64: 115 - 120 ng ày; BƯ 903: 120 - 125 ngày.
- Cao cây, đẻ nhánh khỏe, khóm gọn, lá đứng, thân cứng. Tỷ lệ cây hữu hiệu cao: BƯ 903 đạt 70 - 72%; bông dài 25 - 26 cm, có 110 - 140 hạt/ bông (BƯ 903 đạt: 130 - 140 hạt/ bông); tỷ lệ hạt chắc 80%. Khối lượng hạt: 23 - 24 g/ 1000 hạt.
- Nắng suất bình quân: 6 - 7 tấn/ ha, nếu thâm canh tốt đạt 9 - 10 tấn/ ha. Gạo trong, tỷ lệ gạo cao (BƯ 903 > 75%), ngon cơm.
- Chống bệnh đạo ôn khá, hơi nhiễm bệnh bạc lá.
3. Kỹ thuật trồng (tính theo sào Bắc bộ = 360m):
3.1. Lượng giống:
- Cần 0.8 - 1 kg hạt giống cho 1 sào ruộng cấy.
3.2. Ngâm ủ:
- Ngâm hạt giống trong nước sạch 8 -10 giờ, cứ 4 - 5 thay nước một lần để tránh chua. Sau khi ngâm, vớt hạt ra đãi nước chua, đem ủ và phải nhớ kiểm tra thường xuyên, không để hạt giống quá khô hay nóng quá. Khi mầm nhú, có thể đem gieo được.
3.3. Làm mạ:
- Tùy theo vùng mà thời vụ gieo mạ thích hợp từ 5 - 20 tháng 6 hàng năm.
- Bón phân mạ: lượng phân dùng cho 1 sào mạ được khuyến cáo: 300 - 400 kg phân chuồng hoai, 10 - 15 kg super lân, 2 - 3 kg urê, 3 - 4 kg kali.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, kali và ½ lượng phân urê. Khi mạ được 2 – 2.5 lá thì bón ½ lượng urê còn lại.
3.4. Cấy lúa:
Có 2 hình thức cấy lúa phổ biến:
- Cấy mạ non khi mạ có 2.5 - 3 lá (có thể gieo mạ xúc).
- Cấy mạ được khi mạ có 5 - 5.5 lá (khoảng 18 - 20 ngày sau gieo), mỗi cây mạ có 1 - 2 ngạnh trê. Mật độ cấy tùy thuộc độ phì của đất, có thể cấy 45 -50 khóm/ m2, cấy 1 -2 dảnh cơ bản cho một khóm, nên cấy nông tay.
3.5. Bón phân cho lúa:
- Lượng phân/ sào: 400 - 500 kg phân chuồng hoai + 8 -12 kg urê + 10 -15 kg super lân + 8 - 10 kg kali (KCl).
- Cách bón cho ruông sạ như sau:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 2/5 lượng urê + 1/3 lượng kali.
+ Bón thúc đẻ khi lúa bắt đầu hồi xanh thì bón tiếp 2/5 lượng urê + gần 2/3 lượng kali.
+ Sau khi lúa đã phơi màu xong, tùy tình hình sinh trưởng của cây, có thể bón thúc đón đòng hết số phân còn lại để nuôi hạt.
4. Yêu cầu khác:
- Phải giữ đủ nước từ khi làm đòng đến trổ.
- Tháo hết nước khi lúa đỏ đuôi.
- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
* Chú ý:
+ Đây là giống ưu thế lai, không dùng hạt thương phẩm làm giống cho vụ sau.
+ Hạt giống đạt tiêu chuẩn Ngành: 10TCN 311 : 2003
***
ĐẶC ĐIỂM VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC
LÚA CAO SẢN NGẮN NGÀY
1. Đặc tính giống:
1.1. OM 2517
Thời gian sinh trưởng: 85 – 90 ngày
Chống chịu sâu bệnh: Hơi kháng rầy nâu, đạo ôn
Chiều cao cây: 90 – 95 cm
Phẩm chất gạo: Hạt dài, ít bạc bụng, tỷ lệ hạt chắc cao.
Trọng lượng 1000 hạt: 25 – 26 gram
Đặc tính khác: Chịu phèn khá, cần bón NPK cân đối
Dạng hình: Đẹp, đẻ nhánh TB, hơi yếu cây
Tiềm năng năng suất:
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.2. OM 2514
Thời gian sinh trưởng: 85 – 90 ngày
Tiềm năng năng suất: 6 – 8 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 90 – 100 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy nâu, đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt: 26 gram
Phẩm chất gạo: Hạt dài, ít bạc bụng, cơm ngon thơm.
Dạng hình: Đẻ nhánh khá
Đặc tính khác: Thích hợp vùng phù sa ngọt.
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.3. OM 2717
Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày
Tiềm năng năngsu ất: 6 – 8 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 95 – 100 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm đạo ôn, hơi kháng rầy nâu.
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Thon, không bạc bụng.
Dạng hình: Đẻ nhánh khỏe
Đặc tính khác: Thích hợp vùng phù sa ngọt. Nhiễm lúa von, cần bón cân đối NPK
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.4. OM 4498
Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày
Tiềm năng năng suất: 6 – 8 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 100 – 105 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy nâu, hơi kháng đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt: 25,8 gram
Phẩm chất gạo: Hạt dài, bạc bụng.
Dạng hình: mRạ cứng đẻ nhánh khá
Đặc tính khác: Chịu phèn nhẹ, đều, trung bình.
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.5. OM 576 (Hầm trâu)
Thời gian sinh trưởng: 90 – 95 ngày
Tiềm năng năng suất:
Chiều cao cây: 100 – 105 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm đạo ôn, hơi kháng rầy nâu.
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Hạt nhỏ, hơi ngắn, chất lượng trung bình
Dạng hình: Cứng cây, dai hạt.
Đặc tính khác: Chịu mặn khá.
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.6. OMCS 2000
Thời gian sinh trưởng: 90 – 95 ngày
Tiềm năng năng suất: 7 – 8 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 95 – 100 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm đạo ôn, hơi kháng rầy nâu.
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Hạt to, dài, không bạc bụng, xuất khẩu.
Dạng hình: Đẹp, đẻ nhánh khỏe
Đặc tính khác:
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.7. AS 996 (OM 2431-996)
Thời gian sinh trưởng: 90 – 95 ngày
Tiềm năng năng suất: 5 – 7 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 100 – 105 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm đạo ôn, hơi kháng rầy nâu.
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Hạt to, dài, không bạc bụng, xuất khẩu.
Dạng hình: Đẹp, đẻ nhánh trung bình
Đặc tính khác: Chịu phèn khá.
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.8. IR 59606 (OMCS 94)
Thời gian sinh trưởng: 88 – 95 ngày
Tiềm năng năng suất: 6 – 7 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 95 – 100 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi kháng rầy nâu, đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Hạt dài trung bình, không bạc bụng.
Dạng hình: Đẻ khá, cứng cây, khoe bông
Đặc tính khác:
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.9. OM 1490
Thời gian sinh trưởng: 85 – 90 ngày
Tiềm năng năng suất: 5 – 7 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 85 – 90 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi kháng rầy nâu, đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Tốt, không bạc bụng, xuất khẩu.
Dạng hình: Đẹp, cứng cây, khoe bông
Đặc tính khác: Chịu phèn khá
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.10. VNĐ 95-20
Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày
Tiềm năng năng suất: 6 – 7 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 80 – 85 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi kháng rầy nâu, đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt: 28 gram
Phẩm chất gạo: Hạt to.
Dạng hình: Đẻ khỏe, lá to, cứng cây, cần sạ thưa.
Đặc tính khác: Chịu phèn TB, hơi nhiễm vàng lá, lúa von
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày
Tiềm năng năng suất: 6 – 7 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 95 – 100 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy nâu, hơi kháng đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt: 26 - 27 gram
Phẩm chất gạo: Khá, dài, không bạc bụng.
Dạng hình: Tán lá gọn
Đặc tính khác: Chịu phèn khá, chịu thâm canh
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu

1.11. IR 56279

1.12. IR 64
Thời gian sinh trưởng: 100 – 105 ngày
Tiềm năng năng suất: 5 – 7 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 100 – 105 cm
Chống chịu sâu bệnh:Hơi kháng rầy nâu, hơi nhiễm đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt: 27 gram
Phẩm chất gạo: Khá, dài, không bạc bụng.
Dạng hình: Đẻ nhánh khỏe, 80 hạt chắc/ bông
Đặc tính khác: Chịu phèn nhẹ, chịu thâm canh
Thời vụ: Đông xuân


1.13. MTL 250
Thời gian sinh trưởng: 105 – 110 ngày
Tiềm năng năng suất: 6 – 7 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 95 – 100 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy nâu, hơi kháng đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt: 27 gram
Phẩm chất gạo: Khá, dài, không bạc bụng.
Dạng hình: Đẻ nhánh khỏe, 80 hạt chắc/ bông
Đặc tính khác: Chịu phèn nhẹ, chịu thâm canh
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.14. OM 3536 (OMCS 21)
Thời gian sinh trưởng: 85 – 90 ngày
Tiềm năng năng suất: 5 – 6,5 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 90 – 95 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi kháng rầy nâu, đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt: 26 gram
Phẩm chất gạo:Gạo dài, trong, cơm thơm, dẻo.
Dạng hình: Cứng cây, đẻ nhánh khá
Đặc tính khác: Chịu phèn, mặn TB, hơi nhiễm cháy lá
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.15. VĐ 20
Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày
Tiềm năng năng suất:6 – 8 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 85 – 90 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy nâu, đạo ôn.
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Hạt nhỏ, không bạc bụng, cơm thơm, dẻo.
Dạng hình: Khá, bông to, ít lép, chín nhanh
Đặc tính khác: Chịu phèn TB, Nhiễm vàng lá.
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.16. MTL 233 (IR 65610)
Thời gian sinh trưởng: 90 – 95 ngày
Tiềm năng năng suất: 6 – 8 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 90 – 95 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm khô cổ bông.
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Gạo trong, thơm nhẹ.
Dạng hình: Đẻ nhánh khá, không đỗ ngã
Đặc tính khác: Vụ HT cần bón phân cân đối.
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


1.17. JASMINE 85
Thời gian sinh trưởng: 105 – 110 ngày
Tiềm năng năng suất: 4 – 5 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 85 – 95 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy nâu, đạo ôn..
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Gạo trong, dài, thơm đặc trưng.
Dạng hình: Đẻ nhánh TB, khá cứng cây.
Đặc tính khác: Cần bón cân đối NPK, hơi nhiễm cháy
Thời vụ: Đông xuân
bìa lá, vàng lá, lúa von.

1.18. KHANG DÂN 18
Thời gian sinh trưởng: 105 – 110 ngày
Tiềm năng năng suất: 5,5 – 7 tấn/ ha.
Chiều cao cây: 95 – 100 cm
Chống chịu sâu bệnh: Hơi nhiễm rầy nâu, đạo ôn..
Trọng lượng 1000 hạt:
Phẩm chất gạo: Hơi tròn, ngon cơm.
Dạng hình: Đẻ nhánh TB, lá cứng rộng, tán gọn
Đặc tính khác: Thích hợp vùng Tây Nguyên & M.Trung
Thời vụ: Đông xuân, Hè thu


2. Một số điểm cần lưu ý về kỹ thuật thâm canh lúa ngắn ngày:
Các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa ngắn ngày (tương ứng thời kỳ cần đúng loại phân):
2.1. Phá hưu miên:
Đối với lúa giống mới thu hoạch đang trong giai đoạn hưu miên (ngủ nghỉ), để giống nẩy mầm tốt, cần ngâm giống trong dung dịch acid nitric (HNO3) 5% (1 kg giống trong 1 lít dung dịch) trong 12 - 24 giờ tùy thời gian hưu miên của hạt giống, vớt giống ra, rửa sạch và ủ bình thường.
2.2. Nước:
Bắt đầu cho vào 5 cm khi mạ 3 lá, tăng dần lên 10 cm. Rút cạn nước 10 ngày trước thu hoạch.
2.3. Bón phân:
Cần bón cân đối NPK đúng lúc, đúng loại, đúng lượng để có hiệu quả cao. Giống lúa thơm cần bón ít đạm hơn. Phân bón cho 1000 m2 lúa như sau (tùy giống và đất đai mà gia giảm):
- Phân Lân: Đất phù sa ngọt 30kg Lân Super, đất khác 50kg. Nên bón lót 100% hoặc chậm nhất 7 – 10 ngày sau sạ.
- Urê: Lúa thơm 18kg, giống khác 22 - 25kg, chia ra 3 đợt:
+ Đợt 1: 8 ngày sau sạ bón 5 - 8kg.
+ Đợt 2: 17 - 20 ngày sau sạ bón 8 - 10kg
+ Đợt 3: lúa có tim đèm (20 ngày trước trổ) bón 5kh.
- Kali (KCl): Bón lót ở các nơi cần 5kg, đồng bằng sông Cửu Long không cần.
Bón thúc lúc lúa có tim đèn 5kg.
2.4. Cỏ dại:
Từ sạ đến 30 ngày sau ruộng phải sạch cỏ để lúa đẻ chồi hữu hiệu tốt nhất.
2.5. Bảo vệ thực vật:
- Sâu rầy: Áp dụng IPM để tránh bộc phát dịch sâu rầy nguy hiểm.
- Bệnh:
+ Lúa von: Cần phòng trước bằng cách xử lý hạt giốngnhư sau: trước khi ngâm ủ giống, pha dung dịch 30/00 (3CC hay 3g thuốc trong 1 lít nước), một trong các thuốc như Carbenzim 50 SC, Carbenda 50 SC, Derosal 50 SC …. Ngâm giống vào dung dịch 24 - 36 giờ, vớt ra xả lại bằng nước trong rồi ủ bình thường. Đối với giống mới thu, cần phá hưu miên xong mới xử lý phòng lúa von.
+ Khô vằn: Phun Validacin, Anvil, Monceren … vào các bẹ lá dưới.
+ Vàng lá: 15 - 20 ngày trước lúa trổ, băng xuyên qua ruộng 20 ngày/ lần đánh dấu nơi bệnh xuất hiệnđể phun thuốc ngay: Derosal, Topsin M, Fundozol, Benlat C … lập lại 2 - 3 lần, chỉ phun kỷ vùng lúa bị bệnh.
+ Lem lép hạt: Xảy ra do lúa trổ gặp mưa, phun ngừa với Tilt, Kitazin, Anvil,… trước và sau khi trổ.
***
ĐƯA GIỐNG LÚA LAI VÀO VÙNG KHÓ KHĂN LƯƠNG THỰC

Trong những năm gần đây, do tập quán canh tác của người nông dân tại một số tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ còn lạc hậu kết hợp với việc sử dụng các giống lúa thuần địa phương đã đạt năng suất tới ngưỡng cao nhất nên việc tăng năng suất lúa lên thêm nữa là rất khó. Để tăng năng suất lúa cho một số vùng khó khăn này là chỉ bằng cách đưa các giống lúa lai vào cơ cấu giống và các kỹ thuật canh tác mới đến với người nông dân tại các vùng này. Xuất phát từ vấn đề trên, Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia đã đưa ra chương trình “Đưa giống lúa lai vào vùng khó khăn lương thực” để giúp tăng năng suất đảm bảo an ninh lương thực. Được sự hổ trợ 60% giống và 40% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ chương trình, TTKN tỉnh Bình Định và Trạm KN Tây Sơn đã tiến hành chỉ đạo tập huấn kỹ thuật và đưa giống lúa lai PAC 807 vào mô hình 5 ha tại huyện Tây Sơn để so sánh với giống lúa thuần tại địa phương là ML 48. Qua 3 tháng thực hiện mô hình, sạ từ ngày 25-29/04/2007, mô hình đạt kết quả thật khả quan, ngày 21/07/2007 Trạm Khuyến Nông Tây Sơn kết hợp với TTKN Bình Định và TTKN Quốc Gia tổ chức hội thảo đầu bờ để đánh giá hiệu quả mô hình, kết quả đạt được như sau:

Giống
Số nhánh đẻ
Thời gian trổ
Số bông hữu hiệu/ m2
Chiều cao cây
(cm)
chiều dài bông (cm)
Số hạt/ bông (hạt)
Số hạt chắt/ bông (hạt)
Tỷ lệ lép (%)
P.1000 hạt (gram)
NS thực thu (tạ/ha)
Bắt đầu
kết thúc
PAC 807
5
62
70
430
87
23
124
102
17,7
22
75
ML 48
2
60
68
410
80
20
95
70
26,3
23
50
So sánh
+3
+2
+2
+20
+7
+3
+29
+32
- 9,2
- 1
+25

Lượng phân bón cho mô hình cho 1.000 m2 như sau:

Stt
Loại phân bón
Giống PAC 807
Giống ML 48
1
Phân chuồng
800kg
800kg
2
Urê
20kg
24kg
3
DAP
10kg
0
4
Phân Lân
24kg
30kg
5
Kali
16kg
10kg
6
Phân bón lá K.Humate
100cc
0

Trong cùng một điều kiện thời tiết, đất đai, mùa vụ và mức độ thâm canh, giống lúa lai PAC 807 dùng 5kg/1.000m2, còn giống lúa tại địa phương ML 48 dùng 16kg//1.000m2. Theo ý kiến đánh giá của các nông dân thực hiện mô hình thì giống lúa lai PAC 807 mọc rễ sớm, đẻ nhánh khoẻ, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, thời gian sinh trưởng ngắn 85-90 ngày, bông dài, số hạt trên bông nhiều, tỷ lệ hạt chắt cao. Từ các yếu tố trên, bà con nông dân đã đánh giá khá cao về giống lúa lai trong mô hình và như vậy năng suất cao hơn 2,5tạ/1.000m2, tăng gần 50% về năng suất. Về bệnh hại thì giống lúa lai PAC 807 kháng được bệnh đạo ôn, rầy nâu và chịu nắng nóng khá tốt.
Qua kết quả trên, Trạm Khuyến Nông Tây Sơn so sánh hiệu quả kinh tế cho 1.000 m2:

Danh Mục
chi phí
ĐVT
Đơn giá (đồng)
Giống PAC 807
Giống ML 48
S.Lượng
Tiền (đồng)
S.Lượng
Tiền (đồng)
A.Chi Phí (I+II+III)



1.507.000

1.294.800
I.Vật tư



703.000

490.800
Giống
Kg
40.000/4.300
5
200.000
16
68.800
Phân chuồng
Kg
100
800
80.000
800
80.000
Phân Lân
Kg
2.000
24
48.000
30
60.000
Phân Urê
Kg
5.500
20
110.000
24
132.000
Phân DAP
Kg
8.500
10
85.000
0
0
Phân Kali
Kg
5.000
16
80.000
10
50.000
Thuốc BVTV



100.000

100.000
II. Công lao động



650.000

650.000
Làm Đất
công
30.000
4
120.000
4
120.000
Gieo sạ
công
30.000
2
60.000
2
60.000
Tỉa dặm
công
30.000
2
60.000
2
60.000
Bón phân
công
30.000
2
60.000
2
60.000
Phun thuốc
công
30.000
4
120.000
4
120.000
Thu hoạch
công
30.000
6
180.000
6
180.000
Tuốt lúa
M2
50
1.000
50.000
1.000
50.000
III. Thủy lợi
M2
154
1.000
154.000
1.000
154.000
B. Thu Nhập
kg
3.000
750
2.250.000
500
1.500.000
C. Lợi nhuận



743.000

205.200

Việc đưa giống lúa lai PAC 807 vào mô hình bước đầu mang lại hiệu quả rất khả quan, mặc dù có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn do giá giống cao, nhưng năng suất cao hơn nhiều so với giống lúa thuần tại địa phương nên giá thành sản xuất ra 1kg thóc là 2.000,9 đồng, trong khí giá thành sản xuất cho 1kg thóc từ giống lúa ML 48 là 2.589,6 đồng. Như vậy với giá bán 3.000đồng/1kg thóc thì mô hình sử dụng giống lúa lai PAC 807 mang lại lợi nhuận là 743.000đồng/1.000m2 cao hơn lúa thuần là 537.800đồng/1.000m2.
Giống lúa lai PAC 807 do Cty cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam cung ứng đã được trồng trình diễn và khảo nghiệm nhiều vụ tại các tỉnh từ Quảng Nam trở vào đến Cà Mau, đây là giống thích ứng rộng, có thời gian sinh trưởng ngắn 85 – 90 ngày, năng suất cao, nếu thâm canh tốt có thể đạt 9 – 10 tấn/ha, hạt gạo dài trong, không bạc bụng, ngon cơm, đặc biệt là chống chịu tốt với đạo ôn, rầy nây và nắng nóng. Rõ ràng việc đưa giống lúa lai PAC 807 vào mô hình “Đưa giống lúa lai vào vùng khó khăn lương thực” của TTKN Quốc Gia và TTKN Bình Định bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan, giúp cho bà con nông dân tăng năng suất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một mảnh ruộng. Theo khuyến cáo của Trạm Khuyến Nông Tây Sơn thì giống lúa lai PAC 807 thích hợp cho vùng cao khó khăn lương thực và chân ruộng chủ động nước để tăng lên 3 vụ trong địa bàn huyện Tây Sơn. Ngoài ra Trạm KN Tây Sơn cũng đề nghị TTKN Bình Định xem xét đề nghị công nhận giống lúa lai PAC 807 và bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh, đồng thời có chính sách tiếp tục trợ giá giống lúa để nông dân mạnh dạn sản xuất đại trà góp phần tăng năng suất và an ninh lương thực.
(Trương Tấn Tài)
***
Một số đường dẫn những tài liệu tiếng Anh về Cây Lương thực
01 Các loại bệnh của cây lúa: http://www.apsnet.org/online/common/names/rice.asp
01 IRRI: Các loại sâu phổ biến phá hại lúa: http://www.knowledgebank.irri.org/IPM/commonpests/whnjs.htm
01 Rice. Food Crops at the FAO and FAOSTAT: http://www.fao.org
01 Rice. Gạo Việt Nam: http://www.rice.com.vn/
01 Rice. Ngân hàng kiến thức về lúa: http://www.knowledgebank.irri.org/
01 Rice. Oryza sativa: Bộ gen lúa, nền tảng cho các loại ngũ cốc khác: http://www.genoscope.cns.fr/externe/English/Projets/Projet_CC/organisme_CC.html
01 Thực đơn từ gạo: http://www.completerecipes.com/rice1.htm
01. Thomas Fairhurst and Christian Witt (Ed.) 2002. Rice. Apractical Guide to Nutrient Management , PPI, PPIC, IRRI. http://www.eseap.org; http://www.cgiar.org/irri
02 Corn Producer: http://www.ontariocorn.org/classroom/products.html
02 Corn Production: http://www.agronext.iastate.edu/corn/
02 Maize Genetics and Genomics Database: http://www.maizegdb.org/
02 Maize research at the CIMMYT: http://www.cimmyt.org/
02 Maize research at the IITA: http://www.iita.org/
02 Maize. A list of Zea taxonomic names: http://www.plantnames.unimelb.edu.au/Sorting/Zea.html
02 Maize. Food Crops at the FAO and FAOSTAT: http://www.fao.org
02 Maize. Open Directory for Corn (Học liệu mở trực tuyến đối với cây ngô): http://www.dmoz.org/Science/Agriculture/Field_Crops/Cereals/Corn/
02 Process of corn: http://answers.google.com/answers/threadview?id=573703
02 Uses for corn: http://www.iowacorn.org/cornuse/cornuse_3.html
03 Cassava research at the CIAT: http://www.ciat.cgiar.org/
03 Cassava research at the IITA: http://www.iita.org/
03 Cassava. Stephen K. O'Hair, TREC, University of Florida. Cassava. http://www.hort.purdue.edu/newcrop/Crops/CropFactSheets/cassava.html
03 CassavaViet http://cassavaviet.blogspot.com/
03 Global Cassava Development Strategy: http://www.fao.org/ag/AGP/AGPC/gcds/GCS.htm
04 Sweet Potato. http://www.urbanext.uiuc.edu/veggies/sweetpotato1.html
04. Sweet Potato research at the CIP: http://www.cipotato.org/
04. Sweet potatoes: http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=64;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT