=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Khắc phục lúa đông xuân phát triển chậm

LUAGAO - Tiết thanh minh (5/4) đang đến gần, đây là thời kỳ lúa đông xuân ở các địa phương miền Bắc đang trong giai đoạn từ cuối đẻ nhánh đến đứng cái - làm đòng. Thế nhưng năm 2011 này, tất cả diện tích lúa đông xuân đều sinh trưởng, phát triển chậm.

Phân bón là yếu tố dinh dưỡng quan trọng liên quan đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng lúa. Tuy nhiên, thời tiết khí hậu vẫn là yếu tố quyết định. Sở dĩ tất cả diện tích lúa đông xuân đang bị sinh trưởng, phát triển chậm là do: Sau khi gieo cấy xong, thời tiết diễn biến xấu, trời liên tục giá rét, nhiệt độ xuống thấp, biên độ nhiệt ngày và đêm cao, độ ẩm không khí lớn... đã khống chế quá trình hấp thu dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Cụ thể đi thăm đồng, nhìn cây lúa trên ruộng, chúng tôi khó phân biệt được ruộng nào đã bón thúc hoặc chưa bón; lúa cấy vẫn đang giai đoạn chúm đuôi gà, bé khóm, lúa gieo thẳng thì còn nguyên hình cây mạ. Bác Lai ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn (Nam Sách - Hải Dương) cho biết: “Cấy 1 sào giống Khang dân 18 bằng phương thức gieo mạ sân, lúc cấy mạ rất đẹp, sau đó đến nay đã rắc thúc tổng số 6 kg urê, 30kg phân bắc mục và 8 kg lân viên tổng hợp mà lúa vẫn chậm phát triển, có cảm giác như cây lúa bị mòn dần”. Các cụ lão nông cho biết: “Cây bàng bị thâm đen, chậm ra lộc; cây cao su ở miền núi bị chết là trời đã giá rét bất thường nhưng lại là dấu hiệu của một vụ lúa đông xuân được mùa”.

Để tránh tình trạng dư thừa dinh dưỡng, gây tốt lốp và sâu bệnh sau này hoặc dinh dưỡng không được cung cấp kịp thời, trong khi thời tiết còn diễn biến phức tạp, chúng tôi xin nêu một số biện pháp kỹ thuật khắc phục cùng dự báo nhỏ để bà con nông dân tham khảo và có thể áp dụng:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 63 ra ngày 30/3/2011)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT