=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

TRAO ĐỔI VỀ KINH NGHIỆM LÚA GẠO VIỆT NAM

LUAGAO - Vừa qua LUAGAO có nhận một số thông tin trao đổi của bạn Vietsang Ma (sangblogspot@yahoo.com.vn) về vấn đề canh tác lúa mùa Tài Nguyên, và kinh nghiệm sử dụng thuốc BVTV trên cây lúa. Các ý kiến trao đổi của bạn như sau:

1. Canh tác lúa mùa Tài Nguyên không cần bón Kali có đúng không?


2. Thuốc Bon Sai 10WP của công ty Map có tác dụng chống đỗ ngã, nhưng khi sử dụng cho lúa mùa Tài Nguyên có hiện tượng lúa lùn, nở bụi tốt cho năng suât cao, nhưng hơi tốn phân. Gần đây tình hình thị trường lúa gạo khó tiêu thụ, bị thương lái ép giá và cho rằng sử dụng thuốc Bon Sai làm gạo Tài Nguyên bị cứng cơm, hạt gạo bị trong có đúng không?


LUAGAO Mong nhận những ý kiến trao đổi

2 nhận xét:

  1. Cảm ơn Anh đã có câu hỏi. Ở đây không dám tra lời Anh, mà chỉ có thể gọi là trao đổi kỹ thuật. Tôi có 2 ý kiến về 2 câu hỏi của Anh như sau:

    1. Theo tôi được biết lúa mùa Tài Nguyên là một giống lúa mùa chịu phèn, thường trồng vào vụ Mùa muộn tại DBSCL (từ cuối tháng 6-7). Tôi không biết anh ghi nhận ý kiến này từ đâu, tôi cũng chưa kinh nghiệm mấy về vấn đề này. Tuy nhiên theo khoa học tôi có thể nói nhận định trên là không hoàn tòan chính xác. Theo như khoa học: Theo Viện Lúa Kuban (Nga) để tạo ra 1 tạ thóc cần 2,42 N + 1,21 kg P2O5 + 2,5 K2O. Mặc khác K có tầm quan trọng cho sự tổng hợp Gluxit, Protit và nhiều tác dụng khác nữa. Về mặc lý hóa tính của đất trồng lúa Việt Nam (DBSH và DBSCL) thì K chưa phải là yếu tố hạn chế chính, tuy nhiên theo tôi cũng phải cần bón K, ít hay nhiều thôi. Câu hỏi của Anh ở đây nói thẳng vào giống lúa mùa cụ thể là giống TÀI NGUYÊN, vì vậy có lẽ Anh có hiểu biết một chút về vấn đề nay. Rất mong anh chia sẻ.

    2. Theo Tôi được biết Bon Sai 10WP (hoạt chất Pacloputrazol) là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng. Tôi cũng chưa biết nhiều về thuốc này, nhưng Anh nói công dụng chống đổ ngả cho Lúa Tôi thấy đúng. Nhưng theo Tôi nghĩ nhà sản xuất ra thuốc này mục đích không phải dùng cho Lúa là chính đúng không?. Pacloputrazol là hoạt chất ức chế sinh trưởng cây trồng; khi phun ới liều lượng thích hợp sẽ hạn chế sự phát triển chiều cao (đó là mục đích chống lớp đổ, cứng cây Lúa) tăng độ mập cho thân, dảnh lúa. Kích thích chồi ngủ, giúp lúa đẻ nhánh nhiều, vì thế cây Lúa cần nhiều phân bón; tuy nhiên tăng số bông sẽ dẫn đến năng suất cao. Nguời ta còn áp dụng hoạt chất này trong quá trình làm mạ ở Miền Bắc, khi mà mạ được che nilon chống lạnh, thiếu ánh sáng làm lúa cao vống, sử dụng Paclobutrazol (gọi chung là MET) phun để mạ mau đẻ nhánh, mập mạnh. Còn vấn đề sử dụng Bonsai làm chất lượng cơm của Lúa Tài Nguyên giảm thì tôi chưa có thực tế, nên không dám trả lời Anh. Tuy nhiên theo Tôi có lẽ có hiện tuợng đó

    Qua 2 câu trao đổi của Anh, tôi nghĩ Anh nghiên cứu sâu về giống Lúa mùa Tài Nguyên, mong được trao đổi thông tin từ Anh.
    Thân ái chào!

    Trả lờiXóa
  2. LUAGAO đăng nhận xét của Vietsang Ma:
    Vừa qua có gởi email trao đổi cùng bạn về việc bón phân Kali và sử dụng thuốc BonSai trên lúa mùa Tài Nguyên.
    Tôi canh tác lúa thuộc tiểu vùng đất phèn tiềm tàng cơ cấu hai vụ lúa hè thu-lúa mùa Tài Nguyên.
    Theo thông tin tư GS.TS Dương Văn Chín lúa mùa không cần bón Kali qua email ttkhuyennong@vnn.vn qua thực tế nhiều năm kinh nghiệm những năm mưa muộn vụ hai cấy Tài Nguyên cũng muộn nên bón thúc ure+dap 1 lượng lớn ở giai đoạn đầu để lúa nở bụi tốt, do bón phân nhiều lúc đứng cái làm đòng lúa vẫn còn xanh nên không bón phân gì thêm, cuối cùng lúa vẫn đạt năng suất. Theo tôi nghĩ đây là do đặc tính của lúa mùa không cần bón Kali hay cần một lượng nhỏ Kali trog đất.
    Với kinh nghiệm như nông dân chúng tôi là thế cũng như theo thông tin của GS.TS Dương Văn Chín, theo bạn như thế nào?
    Còn vấn đề sử dụng thuốc BonSai thử trên lúa Tài Nguyên để chống đổ ngã thì lại thấy lúa lùn,theo đặc điểm Tài Nguyên rất cao từ 1,2m-1,5m đến giai đoạn chín lúa bị sập (đổ ngã) hoàn toàn, làm ảnh hưởng đến năng suất, thử BonSai với liều 100g/650m2 ở giai đoạn sau cấy 20 ngày, đến 30 ngày sau khi cấy mới thấy lúa lùn cho chồi so với không sử dụng thuốc nếu cấy 10cây/1tầm3m đạt 40-50chồi/1bụi.Lúa nở bụi tốt lại lo ngại nếu không cung cấp dinh dưỡng đầy đủ lúa sẻ cạnh tranh với nhau nên tôi nghĩ phải bón phân cho lúa không xuống màu vàng đến thu hoạch lúa cao khoảng một mét trở lại năng suất rất đạt khoảng 500kg/650m2 và không bị đỗ ngã. Năm sau tiếp tục thử lại 10 công với liều thấp hơn 100g/1300m2 thì lại đạt năng suất ổn định ít tốn phân hơn cho lợi nhuận cao,năm thứ ba sử dụng đại trà 60 công cho đến nay kể từ năm 2003 đến giờ.
    Còn việc dư luận cho rằng sử dụng BonSai làm ảnh hưởng gạo Tài Nguyên cứng cơm, theo tôi là không thực tế,bởi vì khi sử dụng trên lúa ngắn ngày thì chất lượng gạo không thay đổi vì thế tôi cho rằng trên lúa Tài Nguyên cũng không ảnh hưởng,còn nếu Tài Nguyên cứng cơm theo tôi là do khi cây lúa lùn nông dân sử dụng phân đạm quá thừa.
    Theo cách nghĩ về bón Kali và sử dụng thuốc BonSai bạn cho ý kiến tôi như thế nào? Có gì chưa hợp lí xin bạn góp ý kiến.
    Nếu có hứng thú nghiên cứu thực tế xin bạn đến địa chỉ Mã Văn Sơn, Ấp Xẽo Chích, TT Châu Hưng, Huyện Vĩnh Lợi, Tỉnh Bạc Liêu. Tôi sẵn sàng đón tiếp bạn, giúp bạn nghiên cứu đầy đủ hơn! Rất mong thông tin của bạn. Chúc bạn thành công trong công viêc.Chào bạn!

    Trả lờiXóa

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT