=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

Giống lúa thuần cho vùng miền núi phía Bắc: BT13

LUAGAO - Năm 2005, Bộ môn cây lương thực và cây thực phẩm - Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành chọn tạo giống lúa BT13, một giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, khả năng thích ứng rộng với các tiểu vùng sinh thái khác nhau của vùng miền núi phía Bắc.
Giống BT13 chọn tạo từ giống lúa Khẩu Sửu của Điện Biên bằng phương pháp chọn lọc cá thể. Từ vụ xuân 2006 được Bộ môn Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tiếp tục chọn tạo và làm thuần.

Giống lúa BT13 có thời gian sinh trưởng: vụ xuân 115 – 120 ngày; vụ mùa 100 – 105 ngày, ngắn hơn giống đối chứng KD18 10 ngày, độ thoát cổ bông trung bình, lá đòng to dài, đứng góc, kiểu cây gọn, kiểu hạt thon dài, gạo trong, tỷ lệ dài/rộng = 3,4. Theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh của giống BT13 cho thấy đây là giống có mức độ nhiễm thấp.

Kết quả theo dõi sâu bệnh hại trên đồng ruộng tại một số điểm khảo nghiệm trong vụ xuân 2008 tại tỉnh Phú Thọ thu được kết quả sau: So với đối chứng là giống KD18 tại hầu hết các điểm BT13 đều có mức độ nhiễm thấp hơn. BT13 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng 7 – 12 ngày, đồng thời năng suất thực thu đạt trung bình 7,0-7,5 tấn/ha, cao hơn đối chứng KD18 tới 0,8-9,5 tạ/ha. Kết quả khảo nghiệm giống BT13 tại xã Tú Lệ-Văn Chấn- Yên Bái tại vụ xuân 2007 thấy năng suất BT13 đạt 51 tạ/ha cao hơn đối chứng 16,5 tạ/ha, tăng 46,7%.

Từ các kết quả khảo nghiệm trong năm 2007 và 2008 của Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, cho thấy BT13 là giống cho năng suất khá ổn định trong các điều kiện canh tác và thời vụ khác nhau của từng tiểu vùng sinh thái ở miền núi phía Bắc. Như đã nói BT13 là giống lúa thuần ngắn ngày. Thích ứng rộng, tiềm năng năng suất cao, ít sâu bệnh, thích hợp cho canh tác vụ mùa vùng trung du và vụ xuân vùng cao.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Niên-Trưởng Bộ môn Cây lương thực- Cây thực phẩm của Viện cho biết, đặc tính quý của giống BT13 không chỉ ở ngắn ngày mà còn do nguồn gốc là giống bản địa vùng cao nên rất thích hợp với những điều kiện của “con nhà nghèo”, khả năng chịu đựng tốt: “Chúng tôi đề nghị nên đưa giống BT13 vào sản xuất trong vụ xuân tại các tỉnh miền núi phía Bắc để có thể gieo cấy các giống lúa đặc sản tập trung với diện tích lớn. Đưa vào vụ mùa ở những diện tích đất canh tác 3 vụ. Cục Trồng trọt nên xem xét công nhận giống tạm thời để thuận lợi hơn cho việc phổ biến giống”.
DƯƠNG ĐÌNH TƯỜNG

3 nhận xét:

  1. Kính gửi tác giả:
    là một đơn vị kinh doanh lúa gạo, tôi rất quan tâm đến công tác lâitọ lúa ở Việt Nam. Hiện tôi đã được tiếp xúc với nhiều nhà khoa học, viện lúa, các sở nông nghiệp ở cả 3 miền. Tôn xin có một nhận xét như sau:
    Công tác lai tạo giống lúa của ta có quá nhiều bất cập, ngay từ những chủ trương ban đầu. Ví dụ: Các nhà khoa học, nhà quản lý thường đặt mục tiêu lai tạo ra các giống lúa với yêu cầu: chất lượng gạo ngon, thời gian sinh trưởng ngắn, năng xuất cao.... Điều đó dẫn tới tại sao trong cả một thời gian dài chúng ta chưa đạt được kết quả.....
    Xin mạn phép bàn 1 vấn đề đó. còn rất nhiều vấn đề khác mà tôi cho rằng đang có bất cập, lãng phí thời gian, tiền bạc, chưa đi đúng trọng tâm: Thị trươngf cần gì, khách hàng của chúng ta là ai, họ có thể trả giá bao nhiêu cho sản phẩm của chúng ta....Có giải quyết được câu hỏi đó thì mới có những sản phẩm đạt đợưc hiệu quả cho tất cả các bên: Nhà khoa học, người nông dân, doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng.(CHủ đề sau tôi xin bàn đến: Công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch và những bất cập, Khâu phân phối giống....)

    Trả lờiXóa
  2. Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản - Những bất cập:
    Trong quá trình đi khảo sát các loại lúa gạo đặc sản của các vùng miền, tôi thấy chúng ta đang xây dựng thương hiệu cho lúa gạo một cách thiếu khoa học, đồng bộ, phong trào dẫn tới hiệu quả mang lại cho địa phương, cho người nông dân rất thấp,.có thể đưa ra một số ví dụ:
    1, Khi tôi đi đến 1 vùng lúa đặc sản của một tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đang xây dựng thương hiệu cho một loại gạo ngon nổi tiếng của địa phương. Khi bàn đến kế hoạch thu mua thì vấn đề gặp phải là chất lượng gạo quá kém, thóc có độ ẩm cao đã đưa vào bảo quản (`17 -19%)dẫn tới việc lúa chỉ bảo quản trong thời gian ngắn đã suy giảm chất lượng. Gao say ra, mang bán tại Trung tâm triển lãm nông nghiệp chỉ được 10 ngày trở lại và sau đó thì mất mùi, lâu hơn nữa thì bị mốc. Đem chuyện này trao đôi rvới đồng chỉ chủ nhiệm HTX và là chủ dự án thì được trả lời:
    Dự án chỉ tập trung vào khâu giống, reo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Còn khâu phơi sấy thì không được hướng dẫn, hầu như bà con nông dân đều không biết. Trong khi đó, để đầu tư một dàn sấy lúa vỉ ngang nhỏ chỉ tốn vài chục triệuđồng so với chi phí của cả dự án là rất nhỏ. Điều đó lý giải tại sao hạt gạo, dù là đặc sản của người nông dân cứ chầy chật mãi...
    2, Có địa phương làm thương hiệu gạo đặc sản cua rmình thì chỉ hiểu đơn giản là thuê thiết kế, thiết kế bao bì, đóng gạo vào đó mang đi bán và gọi đấy là gạo thương hiệu, không hề có chương trình quảng bá trên các kênh truyền thông để người tiêu dùng được biết. Vì ta làm thương hiệu là để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, sự khác biệt cơ mà.
    Liệu có nên chăng có một trang web hoặc dành một góc trên 1 trang web về nông nghiệp để là nới các địa phương quản bá thương hiệu đặc sản của mình và cũng là câu fnối giữa doanh nghiệp với địa phương, với người nông dân. Để hạt lúa hạt gạo của người nông dân không bị rẻ mãi.

    Trả lờiXóa
  3. Cam ơn Hong da cho nhan xet. Theo toi ban nen goi cho toi mot bai de toi dang tren LUAGAO la hay nhat, nhieu nguoi doc nhat. Mong mail ban qua chicong1002@gmail.com

    Trả lờiXóa

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT