=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2009

Cần sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit 300 EC đúng kỹ thuật

Từ khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam, Sofit 300 EC là một trong những thuốc trừ cỏ được bà con nông dân ưa chuộng nhất. Phải thừa nhận rằng, thuốc Sofit đã giúp đỡ rất nhiều cho nhà nông trong việc quản lý cỏ dại hại lúa.
Với điều kiện sinh thái vùng ĐBSCL rất phù hợp cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit, đặc biệt là vụ ĐX, sau thời gian ngập lũ kép dài, đất rất nhiều bùn nhão nên giữ ẩm được lâu dài càng làm cho thuốc Sofit tác dụng tốt. Ưu điểm nổi bật của thuốc trừ cỏ Sofit là diệt được nhiều loài cỏ thuộc cả 3 nhóm cỏ hòa thảo, cói lác và lá rộng.
Vì thế với những chân ruộng bằng phẳng, chủ động được nước thì chỉ cần phun thuốc Sofit một lần là đảm bảo sạch cỏ suốt vụ. Ngoài ra thuốc Sofit còn hạn chế được sự nảy mầm, ức chế sự phát triển của lúa cỏ (một loại dịch hại quan trọng cho sản xuất lúa ở nhiều nơi thuộc ĐBSCL, miền Đông Nam bộ và một số tỉnh miền Trung). Thuốc Sofit 300 ND rất an cho lúa trong điều kiện sử dụng đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Thuốc Sofit 300 ND phát huy hiệu quả diệt cỏ tốt và an toàn cho lúa trong điều kiện đất được xới, đánh bùn thật kỹ, nước không đọng vũng, lúa được ngâm ủ thành mộng, đã ra rễ và sử dụng lúc 1-3 ngày sau khi sạ. Từ trước đến nay rất ít khi thấy nông dân phàn nàn về sự ngộ độc của thuốc Sofit đối với lúa.
Nhưng một khi không tuân thủ những điều kiện trong sản xuất thì thuốc Sofit sẽ phản tác dụng. Anh Đủ (Ô Môn - Cần Thơ) vừa qua đã bị hỏng cả 4 công lúa do sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit không đúng kỹ thuật.
Hôm ấy, anh Đủ ngâm lúa giống để sạ. Dự định anh sạ lúa vào buổi chiều nên anh thuê máy xới xới đất và trang phẳng mặt ruộng vào buổi sáng, nhưng do giống của anh nảy mầm không đều nên anh quyết định thay giống khác. 3 ngày sau anh mang lúa ra sạ thì ruộng đã khô, mặt đất bị se lại, hạt giống mới chỉ nhú mầm, chưa ra rễ. Anh sạ lúa trên đất khô và phun ngay thuốc diệt cỏ Sofit với lượng 1,2 lit/ha, hôm sau anh cho bơm nước vào ruộng, ngâm một ngày rồi rút nước đi.
Trong điều kiện bình thường như thế thì lúa sẽ mọc rất đều. Nhưng lạ thay, một tuần sau mà hạt lúa vẫn nằm trơ trơ trên mặt đất, mầm lúa có dài ra nhưng quăn tít, không phát triển thành lá, rễ lúa không phát triển và không bám được vào đất. Khi mưa xuống lúa nổi đầy mặt ruộng và tụ thành từng đám. Rõ ràng, đây là triệu trứng của lúa bị ngộ độc bởi thuốc cỏ mà nguyên nhân là do anh Đủ sử dụng thuốc Sofit không đúng kỹ thuật. Lẽ ra anh phải bơm nước vào, xới lại đất, ngâm ủ lúa cho ra mầm, ra rễ thì mới sạ và 1-3 ngày sau mới nên phun thuốc. Khi đó cây lúa đã phát triển và có rễ, phun thuốc cỏ lúa không bị ngộ độc. Anh Đủ sạ lúa trên đất khô, phun thuốc khi hạt lúa chưa ra mầm, ra rễ, chính vì thế mà trong trường hợp này chất an toàn không được rễ hấp thu nên đã gây ra ngộ độc cho lúa.
Qua đây, người viết muốn lưu ý đến bà con nông dân khi sử dụng thuốc trừ cỏ Sofit 300 EC, ngoài tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng nông dược thì cần phải hết sức quan tâm đến những điều kiện ngoại cảnh trên ruộng lúa như thời tiết, độ ẩm đất, các kỹ thuật ngâm ủ lúa hạt giống… có như thế thì mới đảm bảo được sự phát huy tốt nhất hiệu quả diệt cỏ của các loại thuốc nói chung và thuốc trừ cỏ Sofit 300 ND nói riêng.
ThS.Trần Văn Hiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT