=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

GEPA 50WG - SỰ LỰA CHỌN MỚI TRONG PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA


LUAGAO - Theo báo cáo của Cục BVTV, từ năm 2006 – 2011 tại các tỉnh thành khu vực phía Nam, diện tích lúa bị rầy nâu gây hại chiếm hơn 2.578.250 ha và lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hơn 283.330 ha. Nguyên nhân lúa nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do mùa vụ sản xuất lúa liên tục phát triển; nông dân bón thừa phân đạm; cơ cấu tỉ lệ giống nhiễm ngày càng nhiều. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT và ngành NN-PTNT các tỉnh, thành đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn và đôn đốc thực hiện công tác ra quân phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở từng địa phương. Kết quả đã có trên 2.174.600 ha lúa được phun thuốc trừ rầy nâu, trên 37.840 ha lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá bị tiêu hủy. Việc theo dõi, giám sát đồng ruộng, lắp đặt bẫy đèn dự báo rầy nâu di trú và hướng dẫn nông dân kỹ thuật phun xịt thuốc trị rầy nâu luôn được ngành nông nghiệp các tỉnh thành quan tâm thực hiện tốt.
Xác định phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị hạt lúa, từ nay đến năm 2015 Bộ NN-PTNT tiếp tục thực hiện các giải pháp về chính sách trong việc quản lý thuốc BVTV, chuyển giao KHKT, đầu tư nghiên cứu về giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh, dịch hại tại từng địa phương. Về giải pháp kỹ thuật, Bộ tiếp tục chỉ đạo ngành BVTV các đại phương cần tích cực hướng dẫn nông dân các biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, xây dựng và nhân rộng các mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, “ứng dụng công nghệ sinh thái quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng” và tăng cường sử dụng giống lúa xác nhận. Đặc biệt là tăng cường bố trí bẫy đèn tại các địa phương dự báo có rầy nâu di trú,  khuyến cáo nông dân xuống giống đồng loạt để né rầy và ứng dụng mạnh hệ thống canh tác lúa thích nghi với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hinh 01: Trồng hoa trên ruộng lúa
Trong chiến dịch quản lý rầy nâu, thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn kịp thời dịch hại. Việc sử dụng thuốc tràn lan, pha trộn nhiều hoạt chất, sử dụng liều tăng cao sẽ gây lên tác dụng ngược và ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế chọn lựa một loại thuốc hiệu quả, thân thiên môi trường trong hàng trăm loại thuốc trên thị trường hiện nay là rất khó khăn. LUAGAO xin giới thiệu một loại thuốc BVTV mới, tiên tiến, hiệu quả trên rầy nâu. Đó là Gepa 50WG

Hình 02: Bao bì gói Gepa 50WG
Gepa 50WG được phiên âm Tiếng Việt từ tiếng Pháp Guépard, là tên loài Báo đốm châu phi; thể hiện cho sản phẩm tác dụng nhanh, mạnh và bền bỉ, hiệu lực kéo dài
Gepa 50WG với hoạt chất mới Pymetrozine thuộc nhóm Azomethrin pyridines. Phổ tác động có tính chọn lọc cao trên một số nhóm sâu chích hút (bộ cánh đều - Homoptera): rầy mềm, bọ phấn và rầy (rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng trên lúa), rầy nhảy, rầy chổng cánh,…
Pymetrozine thấm sâu qua phần xanh của cây và lưu dẫn toàn cây theo cả hai chiều (lên và xuống). Côn trùng trúng thuốc khi phun (tiếp xúc) hay chích phải thuốc lưu dẫn trong mô cây (vị độc) Pymetrozine sẽ tác động lên hệ thần kinh và nhanh chóng làm cho côn trùng ngừng ăn (chính tác động nầy sẽ ngăn chặn sự lan truyền virus). Các triệu chứng ban đầu có thể thấy sau 15 phút, côn trùng rút kim trong vòng 1 giờ, các triệu chứng như liệt chân, di chuyển rối loạn, ngừng chích hút và chết do đói sau 1 – 4 ngày sau khi xử lý thuốc.
Pymetyrozine phòng trừ rầy hiệu quả đối với rầy mới nở (rầy cám) và rầy trưởng thành.
Ưu điểm của Gepa 50WG
-          Thấm sâu và lưu dẫn nhanh nên hiệu quả vì không bị mưa rửa trôi.
-          Tính chọn lọc cao đối với các loài thiên địch => thích hợp chương trình IPM
-          Cơ chế tác động mới (anti-feeding hay feeding blockers) Pymetrozine diệt trừ hiệu quả côn trùng chích hút đã kháng các nhóm thuốc khác: lân hữu cơ, carbamate, chống lột xác,…
-          An toàn với môi trường, người sử dụng,
Khuyến cáo sử dụng :
Liều 15 g/16 lít phun 320 – 400 lít tùy theo giai đạon sinh trưởng
+ 30-35 ngày sau sạ: 320 lít/ha (20 bình 16 lít)
+ 40-45 ngày sau sạ: 400 lít/ha (25 bình 16 lít)
.+ Đòng – trổ: 500 lít/ha (30 bình 16 lít)
Lưu ý:
+ Hạ thấp vòi phun để thuốc tiếp xúc gần với khu vực rầy gây hại.
+ Dùng  bình phun máy với 2-3 vòi phun quay xuống (không dung vòi phun thẳng như phun rửa xe)
+ Đưa nước thêm vào ruộng, để đưa rầy lên cao d8ể phun xịt hơn.
+ Không phun liên tục 2 lần trên cùng diện tích.
+ Nên hỗn hợp hay luân phiên với các nhóm thuốc khác: Maxfos 50EC, Permecide 50EC, Thiamax 25WDG, Brightin 1.8EC, Secure 10EC để tăng hiệu quả sử dụng

NGUYỄN CHÍ CÔNG

1 nhận xét:

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT