LUAGAO - Sản xuất lúa theo hướng GAP là yêu cầu tất yếu của thời đại. Nhưng nhân tố giá cả, chất lượng, thương hiệu… có ý nghĩa quyết định trong sự cạnh tranh, điều kiện then chốt, sống còn cho việc sản xuất. PGS. TS. Mai Thành Phụng (ảnh) là một nhà khoa học, thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đã có nhiều tham luận đóng góp cho các diễn đàn về cây lúa.
Sản xuất lúa theo hướng GAP là yêu cầu tất yếu của thời đại. Nhưng nhân tố giá cả, chất lượng, thương hiệu… có ý nghĩa quyết định trong sự cạnh tranh, điều kiện then chốt, sống còn cho việc sản xuất. PGS. TS. Mai Thành Phụng (ảnh) là một nhà khoa học, thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đã có nhiều tham luận đóng góp cho các diễn đàn về cây lúa.
- Thưa PGS, xin ông cho biết có những yêu cầu nào để nông dân có thể đưa được lúa gạo của mình ra thị trường nước ngoài cạnh tranh?
PGS. MTP: Nông dân cá thể, nông dân bình thường khó có thể trực tiếp đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Như vậy để có thể đưa sản phẩm ra nước ngoài nông dân cần: Liên kết tổ chức sản xuất, liên hệ với đầu ra ký kết hợp đồng trước khi sản xuất. Cần lưu ý: sản phẩm phải đạt chất lượng, có độ đồng đều cao và bảo đản đủ số lượng để cung cấp cho bên mua đúng hợp đồng đã ký kết. Nông dân sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt được doanh nghiệp đầu ra chấp nhận thu mua và xuất khẩu.
- Ông có yêu cầu quan tâm hơn nữa chất lượng lúa gạo, vậy phải làm gì để đạt được yêu cầu này?
PGS. MTP: Chất lượng lúa gạo phụ thuộc: đặc điểm giống, quy trình canh tác 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, thực hành nông nghiệp tốt, thu hoạch đúng độ chín, tăng cường các biện pháp bảo vệ hạt lúa sau thu hoạch (phơi, sấy, tồn trữ, bảo quản), công nghệ chế biến, xay xát và bảo quản, tồn trữ hạt gạo. Như vậy cần phải làm các việc sau: 1/ Cần xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất và hạ tầng cho vùng sản xuất lúa (theo quy hoạch), tăng cường liên kết 4 nhà trong sản xuất – tiêu thụ lúa gạo. 2/ Tăng cường công tác nghiên cứu và xác định cơ cấu giống lúa phù hợp cho từng vùng sinh thái, có phương án sản xuất, nhân giống, cung ứng giống hợp lý (xã hội hóa công tác giống) để có thể đưa giống tốt ra sản xuất ngày càng cao. 3/ Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông trên cây lúa. 4/ Tăng cường cơ giới hóa (tất cả các khâu sản xuất lúa), đặc biệt là khâu thu hoạch, sấy lúa, bảo quản hạt lúa. 5/ Triển khai nhanh chương trình sản xuất lúa theo Viet GAP và nhà nước có chính sách hỗ trợ để thực hiện chương trình này.
- Còn hạ giá thành, thực tiễn phải làm gì?
PGS. MTP: Nông dân không ngừng học hỏi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trên cây lúa, nông dân liên kết sản xuất để có thể áp dụng các TBKT như 3G3T, 1P5G, cơ giới hóa và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đầu vào (cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV, dịch vụ làm đất, tưới nước…) và doanh nghiệp đầu ra (bao tiêu sản phẩm).
- Giải pháp cho việc thu hoạch và sau thu hoạch rõ, nhưng vướng chỗ nào, ta thực hiện không đúng được các giải pháp?
PGS. MTP: Việc áp dụng máy gặt đập thu hoạch lúa trong các năm qua đã làm tốt. Số lượng máy GDLH đã tăng rất nhanh ở DBSCL từ 497 máy (7/2007) đến nay (7/2011) là trên 6.500 máy và có thể tiếp tục tăng nhưng theo tôi là chưa bền vững. Giải pháp sắp tới đề xuất: (i) nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp máy GDLH trong nước; (ii) có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp làm dịch vụ gặt đập liên hợp; (iii) có chính sách cho vay vốn hỗ trợ lãi suât mua máy GDLH; (iv) có chính sách đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu về cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Về sấy, hiện nay có 6.500 lò sấy quy chuẩn (4t mẻ) là trên 9.000 lò sấy đáp ứng khoảng 30% sản lượng lúa vụ Hè Thu ở ĐBSCL. Giải pháp sắp tới: (i) doanh nghiệp thu mua lúa, xuất khẩu gạo cần có vùng nguyên liệu và liên kết với kho tàng, máy sấy, tồn trữ, bảo quản lúa; (ii) có chính sách thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất ra các máy sấy thích hợp; (iii) có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp làm dịch vụ sấy lúa; (iv) cho vay vốn hỗ trợ lãi suất cho nông hộ mua máy sấy .
- “Festival lúa gạo Việt Nam” lần này tại Sóc Trăng, theo ông diễn đàn Nông nghiệp nên tập trung những vấn đề nào?
PGS. MTP: (i) Thông tin về triển vọng và giá cả, thị trường xuất khẩu gạo của VN trong năm 2011 và các năm sắp tới; (ii) Các chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, bình ổn giá cả cho lúa gạo; (iii) Thông tin về các TBKT mới nhất ứng dụng trên cây lúa đặc biệt là các giải pháp đối phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu; (iv) Thông tin về chính sách của nhà nước về quy hoạch, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, vay vốn tín dụng, hỗ trợ sản xuất; (v) chương trình hỗ trợ sản xuất lúa theo Việt GAP và một số thành tựu của mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất – tiêu thụ lúa gạo.
Xin cám ơn ông!
HUỲNH CÔNG thực hiện (nguồn Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
anh ơi e thấy blog e tuyệt thật đó.
Trả lờiXóaa cho e hỏii a có đề tài về giống lúa ngắn ngày nào ko cho e xin được khoong ạ .
hoặc là ảnh hưởng của đạm đến năng suất ,st pt đến lúa ngắn ngày .
Mong a trả lời e sớm.
xin cảm ơn a nhiều!!