=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

CỎ DẠI VÀ CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC TRỪ CỎ CHO LÚA

LUAGAO - Trong tháng 10, 11 và tháng 12 tới vụ lúa Đông Xuân (vụ lúa quan trọng nhất trong năm) tại các tỉnh ĐBSCL sẽ đồng loạt xuống giống. Hàng loạt vấn đề bà con Nông dân cần quan tâm cho thời điểm đầu vụ, tuy nhiên quan trọng nhất lúc này là vấn để Cỏ dại.

- DĐBSCL với diện tích canh tác lớn, nhân công thiếu, việc chuẩn bị các khâu đầu vụ như làm đất, thu dọn cỏ dại vụ trước…không kỹ. Cho nên việc quản lý cỏ dại đối với bà con tương đối khó khăn. Biện pháp sử dụng thuốc Hóa học mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

- HHiện nay trên thị trường có rất nhiều tên thương mại thuốc trừ cỏ khác nhau, nếu không nắm vững bà con sẽ rất hoang mang và khó khăn để chọn cho mình một loại thuốc phù hợp. Để giúp bà con hiểu rõ hơn tôi xin trình bày tóm tắt về cỏ dại và một số lưu ý khi sử dụng thuốc trừ cỏ lúa.

1. Cỏ dại trên ruộng lúa

Có nhiều cách phân loại cỏ dại, nhưng để bà con dễ hiểu và hình dung nhất tôi xin trình bày cách phân loại theo hình dạng lá. Cách này chia làm 2 nhóm:

- Nhóm cỏ lá hẹp: gồm họ hòa bản (Lồng vực, Đuôi phụng,..) và họ Năn lác (cỏ cháo, chác, U du thưa)

- Nhóm cỏ lá rộng: cỏ bợ, cỏ mực, lục bình,…

2. Phân loại thuốc trừ cỏ và các chú ý khi sử dụng

Có nhiều cách để phân loại thuốc trừ cỏ dại, ở đây tôi xin trình bày cách phân loại theo thời gian sử dụng đối với cỏ. Chia làm 3 loại

- Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: tức phun thuốc khi cỏ chưa mọc hoặc mới mọc được một lá, loại thuốc này phải phun sớm sau khi sạ lúa khoảng 0-3 ngày. Thuốc tiền nảy mầm có loại có chất an toàn (dùng cho lúa sạ) và loại không có chất an toàn (dùng cho lúa cấy). Lúa sạ nhất định phải dùng thuốc có chất an toàn

Chú ý:

+ Cần trang bằng mặt ruộng và đất đủ ẩm: nếu ruộng không trang bằng, có nhiều lỗ chân trâu, hạt cỏ nằm ở đó thuốc không tiếp xúc, hiệu quả phòng trừ không cao

+ Sau phun vài ngày cho nước vào ruộng (1-3 ngày), không để ruộng khô sau khi phun thuốc.

- Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: tức dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá (cỏ có từ 2-7 lá tương ứng với lúa sạ được 7-20 ngày ).

Chú ý:

- Loại thuốc này được lá cỏ hấp thu vào bên trong, do đó khi sử dụng, ruộng phải tháo cạn nước để lá cỏ tiếp xúc được với thuốc.

- Phun thuốc xong 1-3 ngày cho nước vào ruộng (không để nước ngập ngọn lúa) và giử mực nước trong ruộng phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của lúa

- Vì là thuốc trừ cây cỏ khi cỏ phát triển đầy đủ, nên nếu dùng một loại thuốc trong một thời gian dài sẽ có khả năng kháng thuốc

- Thuốc trừ cỏ tiền và hậu nảy mầm sớm: tức dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá nhưng còn nhỏ (cỏ có từ 1- 3lá ) tương ứng lúa 3-7 ngày sau sạ. Sử dụng thuốc loại này rất có hiệu quả vì được cỏ hấp thu vừa qua lá vừa qua rễ.

Chú ý:

Loại sản phẩm này, có thể phun hoặc trộn với đất, phân bón để rải vào ruộng có nước xăm xấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT