=== TÌM KIẾM THÔNG TIN LÚA GẠO ===

=== BÀI VIẾT MỚI NHẤT ===

=== BÀI ĐĂNG PHỔ BIẾN ===


Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2009

Tứ giác Long Xuyên: Lựa chọn phân bón cho lúa vụ hè thu

LUAGAO - Không cầu kỳ, nông dân thắc mắc gì hỏi nấy và được giải đáp ngay đến khi hài lòng. Hơn 200 nông dân canh tác lúa ở vùng Tứ giác Long Xuyên - Kiên Giang vừa có buổi hội thảo về cách bón phân và chọn lựa sản phẩm phân bón thích hợp cho lúa trong vụ hè thu.

Ông Đỗ Văn Dục làm 9 ha lúa ở ấp kinh 9, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất – Kiên Giang cho biết: Vụ lúa hè thu này ông đã xuống giống được 6ha, hiện còn 3ha sắp sửa xuống giống. Bình quân, mỗi mùa vụ ông phải đầu tư khoảng 60 triệu đồng để mua phân bón và thuốc BVTV. Chính vì vậy mà việc chọn lựa được sản phẩm phân bón chất lượng và giá thành hợp lý quyết định rất nhiều đến lợi nhuận. Do canh tác nhiều ruộng nên thời gian qua ông được mời đi tham dự nhiều buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ. Qua các buổi học hỏi này ông nhận ra rằng, lâu nay nông dân mình thường hay bón thừa đạm. Ông Dục cho biết, sau khi điều chỉnh bón phân hợp lý, giảm phân đạm đã giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí mà năng suất lúa không hề giảm, thậm chí còn tăng thêm.

Anh Danh Cường ở ấp Hòn Sóc, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) cho biết: Khoảng nửa tháng nữa sẽ xuống giống 3ha lúa Jasmine. Do đặc thù ở đây gần biển, chịu ảnh hưởng của nước mặn nên thường phải xuống giống trễ hơn các vùng khác trong tỉnh cả tháng. Anh Cường cho biết thêm, bình quân mỗi vụ lúa anh phải chi phí khoảng 25 triệu đồng tiền mua phân bón và thuốc BVTV. Riêng chi phí phân bón đã lên đến 1,2 - 1,5 triệu đồng/công. Anh Danh Hải ở cùng ấp với anh Danh Cường chuẩn bị xuống giống 35 công lúa cũng tỏ ra băn khoăn về giá cả phân bón. Anh nói, mặc dù vụ lúa đông xuân vừa qua và vụ lúa hè thu này giá phân bón ổn định hơn nhưng thực tế vẫn còn khá cao so với lợi nhuận của nông dân.

Thời gian qua ở vùng Tứ giác Long Xuyên nhiều nông dân thắng đậm là biết bón phân hợp lý. Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Kiên Giang cho biết: Kiên Giang có nhiều vùng sinh thái khác nhau nên việc khuyến cáo nông dân bón phân cho lúa cũng phải tuân thủ theo đặc thù của từng vùng đất. Trong vụ lúa hè thu 2008, Kiên Giang đã chọn ra 3 điểm trình diễn bón phân cho lúa ở các huyện: Giồng Riềng, Tân Hiệp và Hòn Đất. Sản phẩm phân bón chọn trình diễn của Cty CP Phân bón Việt Mỹ (AVF). Kết quả, tại các điểm trình diễn này năng suất lúa vượt trội hơn.

Cty CP phân bón Việt Mỹ hiện đang có các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa như: Phân hữu cơ khoáng LUCKY 1 cao cấp 2-4-2-20+TE. Loại phân bón này chuyên dùng để bón lót cho lúa giúp ra rễ nhiều, thân cứng, hạ phèn và cải tạo đất, rất thích hợp cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Khi cây lúa cần bón thúc lần 1 và lần 2 thì dùng loại phân bón hỗn hợp NPK 18-10-5+TE, giúp cây lúa nở bụi và nhiều bông. Đến giai đoạn bón thúc cho lúa lần 3 nhằm giúp hạt lúa chắc thì dùng loại phân bón hỗn hợp NPK 17-4-17+TE. Ngoài ra, AVF còn có chế phẩm phân bón lá STH-07 cao cấp (dạng bột) giúp hạt lúa to hơn.

Ông Đỗ Văn Hùng, TCty CP phân bón Việt Mỹ chia sẻ: Chúng tôi là những nhà sản xuất phân bón nên rất cần lắng nghe những ý kiến đóng góp từ thực tiễn sản xuất của nhà nông. Mỗi buổi hội thảo tiếp xúc với nông dân là một dịp để chúng tôi rút ra những kinh nghiệm quý. Qua đó, để sản xuất ra những sản phẩm phân bón phù hợp nhất cho từng vùng đất và từng loại cây trồng khác nhau.
PA

2 nhận xét:

  1. cho tôi hỏi người nông dân thu được bao nhiêu lợi nhuận từ cây lúa trên 1 sào bắc bộ

    Trả lờiXóa
  2. Làm ruộng không hẳn vì kinh tế, mà đó còn là sự đam mê gắn bó ruộng đồng của bà con nông dân. Việc lợi nhuận bao nhiêu trên 1 sào bắc bộ (360 m2)thực sự tôi không có số liệu để trao đổi cùng bạn, nhưng theo tôi biết bà con nông dân làm ruộng của chúng ta chủ yếu là lấy công làm lời mà tôi.

    Trả lờiXóa

Thân mời mọi người ghé thăm Blog nhận xét. Tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất! Các bạn vui lòng để lại Email, đễ những phản hồi gởi đến trực tiếp các bạn. Trân trọng!

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHOA HỌC KỸ THUẬT

BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - KHUYẾN NÔNG

NÔNG THÔN MỚI - BÁO DÂN VIỆT